Ngoài ra, việc ông Dũng bỏ trốn cũng giống như hành động của một tên trộm chuyên nghiệp, chứ không phải là cách cư xử của một quan chức. Cái này để lại một hình ảnh rất xấu cho người dân và toàn xã hội".
![]() |
TS. Lê Đăng Doanh |
Mua một cái ụ nổi cũ như vậy, chứng tỏ từ dự án đầu tư, phương án đầu tư xét duyệt, giải trình đều có vấn đề không rõ ràng.
Tại sao lại có thể đưa một con voi lọt qua các lỗ kim được? Rõ ràng có thiếu sót rất lớn từ các cơ quan thẩm định. Tôi đặt cũng đặt một dấu hỏi lớn là tại sao có thể thiếu sót lớn đến như thế và nhiều lần đến như thế”, ông Doanh nhấn mạnh.
Cận cảnh ụ sắt hơn 26 triệu USD của Vinalines đắp chiếu tại cảng
Theo ông Doanh, để xảy ra sự việc trên là có 1 lỗ hổng rất đáng ngờ trong quy trình quản lý của các cơ quan có trách nhiệm. Cụ thể, thứ nhất Bộ GTVT là cơ quan quản lý cấp trên, thứ hai - Bộ Tài chính là cơ quan chủ sở hữu vốn của nhà nước.
“Hai Bộ này phải có giải trình cụ thể về vấn đề này”, ông Doanh nói.
Ông Doanh cho rằng, vấn đề này cần phải điều tra làm rõ. Nhưng đây là một hành động lạm dụng tiền vốn nhà nước để mưu đồ mục đích riêng.
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm: Cần làm rõ “nghi án” bao che ông Dương Chí Dũng
![]() |
TS. Cao Sỹ Kiêm: "Tại sao không nắm rõ cán bộ mà Bộ GTVT vẫn đề đạt, bổ nhiệm?" (ảnh: Việt Hưng) |
Về việc bố trí nhân sự khi “soi” vào chặng đường “thăng tiến” của ông Dũng (đang làm tại Tổng công ty đường thủy đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Vinalines rồi đảm nhiệm vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải), ông Kiêm cho rằng, khâu quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát cán bộ không kỹ.
“Cũng cần tính hướng làm rõ vấn đề có lợi ích chi phối gì trong chuyện này không, có việc bao che, bảo vệ cho ông Dũng không? Cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ điều tra, kết luận nội dung này. Nhưng rõ ràng ở đây, để một cán bộ cấp dưới có nhiều sai phạm, chứng tỏ công tác quản lý lỏng lẻo, không sát, không sâu”, ông Kiêm nói.
"Cán bộ dù bản chất tốt, liêm khiết nhưng không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm, quản lý tốt thì cũng dễ sa ngã. Do đó, nếu phát hiện sai phạm mà không xử lý nghiêm, kỷ cương sẽ bị giảm sút. Không có lý gì tài sản của xã hội, của nhiều người mà lại giao cho một người mà họ có quyền “thả tay” chi tiêu, kể cả tình huống đơn vị lỗ lớn mà bản thân cán bộ lãnh đạo vẫn được trả lương cao gấp hàng chục lần bình thường…', ông Kiêm dẫn chứng.
Cơ chế quản lý hiện nay rõ ràng có nhiều lỗ hổng, lỏng lẻo nên có nhiều người lợi dụng… Đánh giá, quản lý cán bộ thì yếu kém. Do đó, theo ông Kiêm, phải chấn chỉnh, khắc phục được những lỗ hổng cơ chế này mới hạn chế được sai phạm.
Sự nghiệp của ông Dương Chí Dũng qua ảnh
Cụ thể là, cần phải công khai các ứng cử viên trong diện “quy hoạch” vào các vị trí lãnh đạo tập đoàn, TCty nhà nước. “Giả sử chúng ta công khai việc bổ nhiệm ông Dũng thì chắc người dân, dư luận đã có cơ chế giám sát phản biện, làm rõ các sai phạm của ông Dũng trong các thời kỳ trước, không dễ gì không ai biết “bệnh” như vừa qua. Làm vậy sẽ lọc, loại được ngay các cán bộ không đủ điều kiện”, ông Kiêm nêu.