Tuần dương hạm hàng không một thời oanh liệt của Hải quân Liên Xô

01/08/2011 00:17
(GDVN) – Liên Xô đã bắt tay vào chế tạo một loại tàu tuần dương hàng không khác có kích thước lớn và khả năng mạnh hơn các chiến hạm trực thăng lớp Moskva.

(GDVN) – Trong những năm tháng Chiến Tranh Lạnh, quân đội Liên Xô đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện dự án chế tạo các loại tàu sân bay trực thăng làm đối trọng với việcHải quân Mỹ đã đưa vào biên chế tác chiến của mình các tàu ngầm mang  tên lửa hạt nhân Polaris.

Tuần dương hạm hàng không lớp Kiev của Hải quân Liên Xô
Tuần dương hạm hàng không lớp Kiev của Hải quân Liên Xô

Kết quả của cuộc chạy đua này là vào cuối những năm 1960, Hải quân Nga đã sở hữu 2 tàu sân bay trực thăng lớp Moskva, tuy nhiên các chiếm hạm đặc biệt này bộc lộ nhiều hạn chế và không đáng tin cậy như mong đợi.

Năm 1967, Liên Xô đã bắt tay vào việc nghiên cứu và chế tạo một loại tàu tuần dương hàng không khác có kích thước lớn và khả năng mạnh hơn các chiến hạm trực thăng lớp Moskva.

Tuần dương hạm hàng không một thời oanh liệt của Hải quân Liên Xô ảnh 2
Tuần dương hạm lớp Kiev mang tên Baky

Dự án chế tạo này mang tên Project 1143. Các chiến hạm lớp Kiev mới này được nghiên cứu và chế tạo tại xưởng đóng tàu Chernomorsky, Nikolayev bên bờ Biển Đen.

Chiếc tuần dương hạm hàng không đầu tiên (cũng mang tên Kiev) của dự án 1143 có trọng tải 44.000 tấn. Chiến hạm đầu tiên này đã thực hiện hải trình băng qua eo biển Bosporus của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/7/1976, sự kiện gặp phải sự chống đối của nhiều thế lực vì người ta cho rằng nó đa vi phạm Hiệp ước Montreux.

 

Trong nhiều năm sau. Liên tiếp 3 chiến hạm lớp Kiev đã được hoàn thành đó là các tuần dương hạm Minsk, Novorossiysk và Baku (con tàu sau này được đổi tên thành Đô đốc Gorshkov).

Các chiến hạm lớp Kiev ra đời sau này đã được trang bị nhiều phương tiện kỹ thuật tác chiến hiện đại trong đó có hệ thống ra đa, tác chiến điện tử, chỉ huy, kiểm soát.

 

Đặc biệt là chiến hạm mang tên Baku, con tàu này từng được các chuyên gia vũ khí hải quân đánh giá là một chiến hạm lớp riêng biệt chứ không còn là chiến hạm lớp Kiev nữa.

Năm 1979, thêm một chiến hạm tuần dương lớp Kiev nữa được lên kế hoạch chế tạo, tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên việc đóng mới chiến hạm thứ 5 này đã không bao giờ được thực hiện.

Tuần dương hạm hàng không một thời oanh liệt của Hải quân Liên Xô ảnh 5
 

Theo phân loại của Hải quân Liên Xô, chiến hạm lớp Kiev thuộc loại tuần dương hạm hàng không chiến thuật (phiên âm tiếng Nga là taktichesky avianosny kreyser).

Tuần dương hạm hàng không lớp Kiev của Hải quân Liên Xô (Nga ngày nay) được so sánh với các tàu sân bay thông thường bởi chúng có không gian dành cho cất hạ, cánh của máy bay trực thăng và phản lực cơ cất cánh thẳng đứng khá lớn.

 

Tuy nhiên, không giống như các hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ, tuần dương hạm hàng không lớp Kiev được trang bị khá nhiều loại vũ khí hạng nặng ngay ở mũi tàu.

Trong số các loại vũ khí chủ yếu của các tuần dương hạm hàng không lớp Kiev có tên lửa chống hạm tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân P-500 Bazalt (NATO đặt ký hiệu là SS-N-12 Sandbox).

 

Chiến hạm lớp Kiev có khả năng chứa và vận hành 22 chiến đấu cơ phản lực cất cánh thẳng đứng(VTOL)  Yakovlev Yak-38 Forger; 16  trực thăng săn ngầm Ka-25 hoặc Ka-27 Helix.

Hiện nay trong biên chế của Hải quân Nga không còn khai thác bất cứ chiếc tuần dương hạm hàng không lớp Kiev nào nữa.

 

Các chiến hạm mang tên Kiev, Minsk và Novorossiysk đã bị đưa ra khỏi biên chế năm 1993 và được bán theo dạng phế liệu sau đó.

Trong khi đó, tàu tuần dương Đô đốc Gorshkov đã không còn được khai thác kể từ năm 1991, hiện đang được tu sửa để chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ.

 

Chiến hạm này dự kiến sẽ phục vụ Hải quân Ấn Độ vào năm 2012 với tên gọi mới là INS Vikramaditya.

>> Xem thêm ảnh về các tàu tuần dương hạm lớp Kiev tại đây

{iarelatednews articleid='9200,9184,8921,8829,8834,8725,8714,8695,8448,8379,8330,8302,8113,8143,7921,8025,7973'}

Bình Nguyên

alt