VietJetAir gây sốc bằng đơn hàng trị giá hơn 6 tỷ USD ở Singapore

13/02/2014 13:32
Việt Dũng
(GDVN) - Hãng tư nhân VietJetAir sẽ mua 63 máy bay Airbus A320 trị giá 6,4 tỷ USD, có thêm quyền mua 30 máy bay khác và cho bên thứ ba thuê...
Máy bay chở khách A350 XWB của hãng Airbus tại Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014
Máy bay chở khách A350 XWB của hãng Airbus tại Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 2 đưa tin, Triển lãm hàng không Singapore (Singapore AirShow) - triển lãm hàng không có quy mô lớn nhất châu Á khai mạc ngày 11 tháng 2, hơn 1.000 công ty và 90 máy bay tham gia triển lãm là quy mô lớn nhất lịch sử.

Ngoài sự quyết đấu trực diện giữa 2 loại máy bay chở khách thương mại tiên tiến nhất thế giới - Boeing 787 Dreamliner và Airbus A350XWB - được coi là một điểm gây chú ý lớn, tại triển lãm này, các công ty hàng không Nhật Bản, Myanmar lần đầu tiên thuê 10 máy bay, đơn đặt hàng mua gần 100 máy bay của Công ty VietJetAir của Việt Nam cũng thu hút rất nhiều sự chú ý của truyền thông quốc tế.

Triển lãm hàng không lần này còn lập riêng khu trưng bày sản phẩm của Trung Quốc, Công ty TNHH máy bay thương mại Trung Quốc, Tập đoàn xuất nhập khẩu công nghệ hàng không quốc gia Trung Quốc (China National Aero-technology Import & Export Corporation), Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc và một số nhà sản xuất linh kiện Trung Quốc đều tham gia triển lãm.

Hãng tin AFP ngày 11 tháng 2 cho biết, Công ty hàng không Myanmar (Myanmar Airways) thứ ba ký kết một hợp đồng thuê 10 máy bay Boeing, trong đó có 6 chiếc máy bay Boeing 737-800 và 4 chiếc Boeing 737-8MAX, những máy bay này sẽ dùng cho các đường bay quốc tế. Công tác bàn giao dự kiến bắt đầu từ tháng 6 năm 2015, đồng thời hoàn thành trước năm 2020. Công ty hàng không Myanmar thành lập năm 1948, là công ty hàng không quốc gia.

Máy bay chở khách Boeing 787 Dreamliner của Công ty hàng không Qatar tham gia Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014
Máy bay chở khách Boeing 787 Dreamliner của Công ty hàng không Qatar tham gia Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014

Quan chức Bộ Giao thông vận tải Myanmar cho biết, máy bay Boeing mới sẽ dùng cho đường bay quốc tế đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo bài báo, điểm đến của đường bay quốc tế duy nhất hiện nay của Công ty hàng không Myanmar là Ấn Độ, Ấn Độ đã thu hút rất nhiều tín đồ Phật giáo.

Trong khi đó, số lượng hành khách của các đường bay quốc tế trong nước Myanmar gần đây tăng lên nhanh chóng. Một Công ty hàng không Myanmar khác là Asian Wings Airways gần đây vừa khai thông đường bay quốc tế đầu tiên, điểm đến là Thái Lan.

Cùng ngày, Công ty hàng không VietJetAir của Việt Nam cũng tuyên bố một đơn đặt hàng lớn, công ty này sẽ mua 63 máy bay dòng Airbus A320 trị giá 6,4 tỷ USD, ngoài ra, đơn đặt hàng còn gồm có quyền mua 30 máy bay khác, đồng thời sẽ cho công ty thuê bên thứ ba thuê vài máy bay dòng A320, đơn đặt hàng này với Airbus tổng cộng có liên quan tới 100 máy bay.

Theo bài báo, điều này sẽ mở rộng rất lớn khả năng kinh doanh của hãng hàng không VietJetAir; công ty này là công ty hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào năm 2011, kinh doanh nhiều đường bay trong nước và quốc tế của Việt Nam.

Hiện nay, VietJetAir tận dụng 11 máy bay A320 đi thuê, đã tổ chức ra mạng lưới đường bay quốc tế bao phủ cả Việt Nam và vươn tới Bangkok - Thái Lan, Seoul - Hàn Quốc và Côn Minh - Trung Quốc.

Đội bay nhào lộn của Singapore tại Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014
Đội bay nhào lộn của Singapore tại Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014

Ngoài ra, theo "Fox Business", Công ty hàng không Singapore (Singapore Airlines) có thể đang cân nhắc đơn đặt hàng tổng số lên tới 40 chiếc, nguồn tin cho biết, công ty này đang so sánh hai loại máy bay Airbus A350 và Boeing 777X, tổng kim ngạch đặt mua có thể lên tới 15 tỷ USD, trong khi đó, Công ty hàng không Garuda Indonesia có thể sẽ đặt mua 10 máy bay A330 Airbus.

Tờ "Thời báo Thương mại" Singapore cho rằng, công ty Boeing có khả năng công bố "đơn đặt hàng xác nhận" mua 38 máy bay hoạt động trên một đường bay 737-MAX, trị giá 3,9 tỷ USD của công ty SpiceJet Ấn Độ; hãng hàng không Nok Air Thái Lan cũng sẽ có thể đặt mua 737-MAX của Boeing.

Tờ "Nhật báo Kinh tế" Đài Loan ngày 11 tháng 2 cho biết, Triển lãm hàng không Singapore lần này trông đợi đạt được giao dịch gần 25 tỷ USD. Do Singapore có đặc điểm độc đáo về vị trí địa lý và thương hiệu quốc gia trong khu vực, sự kiện hàng không này dự kiến làm nổi bật tiềm năng to lớn châu Á phát triển thành thị trường tăng trưởng lớn.

Triển lãm hàng không Singapore diễn ra 2 năm một lần, tờ "Thời báo Thương mại" Singapore cho rằng, triển lãm lần này từ 900 công ty năm 2012 tăng lên hơn 1.000 công ty năm nay, cứ trong 100 công ty hàng không đứng đầu thế giới, có 60 công ty đến tham gia triển lãm.

Máy bay vận tải MV-22 Osprey Mỹ bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014
Máy bay vận tải MV-22 Osprey Mỹ bay biểu diễn tại Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014

Tuy nhiên, do triển lãm lần này sát với Triển lãm hàng không Dubai diễn ra vào tháng 11 năm 2013, tại Triển lãm hàng không Dubai, các công ty hàng không vùng Vịnh đã đặt hàng trị giá lên tới 200 tỷ USD. Nhà tổ chức dự kiến, triển lãm hàng không Singapore lần này có thể chỉ đạt 70 - 80% kim ngạch giao dịch 31 tỷ USD của năm 2012.

Ngoài ra, tờ "Thời báo Tài chính" Anh cho biết, phó tổng giám đốc marketing của Tập đoàn máy bay dân dụng Boeing, Randy Tinseth cho rằng, sự phát triển của ngành du lịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương và công ty hàng không giá rẻ phát triển mạnh mẽ đã gia tăng lượng nhu cầu máy bay chở khác, đồng thời cho biết, công ty này sẽ theo dõi chặt chẽ dấu hiệu năng lực sản xuất quá dư thừa.

Có truyền thông Hồng Kông lo ngại, theo xu thế tăng trưởng mạnh mẽ của vận tải đường không, các nhà kinh doanh hàng không giá rẻ Đông Nam Á "đập cánh bay cao", nhưng cùng với việc đưa hàng trăm máy bay mới vào kinh doanh, khả năng tiêu thụ đơn đặt hàng máy bay kỷ lục e rằng bị nghi ngờ. Tờ "Tín báo" Hồng Kông cho rằng, những nhà làm hàng không giá rẻ Đông Nam Á hiện đang đối mặt với sự hoài nghi về năng lực vận tải quá dư thừa.

Mô hình máy bay chiến đấu F-35 Mỹ tham gia Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014
Mô hình máy bay chiến đấu F-35 Mỹ tham gia Triển lãm hàng không quốc tế Singapore 2014

Trong khi đó, trên phương diện máy bay quân sự, khu triển lãm ngoài trời có trưng bày máy bay chiến đấu F-15SG tiên tiến nhất dòng F-15. Ngoài ra, những "khách quen" của triển lãm hàng không như máy bay trực thăng vũ trang Apache, máy bay vận tải C-130, C-17, máy bay trực thăng vận tải CH-47 do Mỹ chế tạo cũng đều tham gia triển lãm.

Trung Quốc lần này cũng đem nhiều mô hình máy bay chiến đấu tới trưng bày. Tại triển nơi trưng bày chung của Tập đoàn xuất nhập khẩu công nghệ hàng không quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc có các mô hình máy bay quân sự như máy bay chiến đấu Kiêu Long do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo, máy bay huấn luyện L-15, K-8, máy bay trực thăng Z-9, máy bay không người lái Dực long, ASN209.

Tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ cho rằng, tại triển lãm hàng không lần này, chương trình nâng cấp máy bay chiến đấu F-16 và kế hoạch mua sắm máy bay chiến đấu tàng hình F-35 là đề tài gây chú ý nhất của quân đội các nước.

Máy bay trực thăng Apache tại Triển lãm
Máy bay trực thăng Apache tại Triển lãm
Máy bay trực thăng AS-322 Super Puma của Không quân Singapore tại Triển lãm
Máy bay trực thăng AS-322 Super Puma của Không quân Singapore tại Triển lãm
Máy bay trực thăng vận tải cỡ lớn của Không quân Singapore tại Triển lãm
Máy bay trực thăng vận tải cỡ lớn của Không quân Singapore tại Triển lãm
Đội bay nhào lộn tại Triển lãm hàng không Singapore 2014
Đội bay nhào lộn tại Triển lãm hàng không Singapore 2014
Việt Dũng