Tuyển sinh 2012: Nhiều cơ hội học bằng kép ở ĐH Quốc gia Hà Nội

22/02/2012 11:29
ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa thông báo có 5.600 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 cho 6 trường thành viên và 3 khoa trực thuộc:
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐH GHN) vừa thông báo có 5.600 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 cho 6 trường thành viên và 3 khoa trực thuộc:
Có nhiều chỉ tiêu nhất là trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn: 1.400.

Thí sinh trúng tuyển sẽ học một trong 4 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung, trừ một số ngành sau có quy định riêng: Ngành Đông phương học: ngoại ngữ chung học tiếng Anh; Ngành Hán Nôm: ngoại ngữ chỉ học tiếng Trung; Các ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quốc tế học và Việt Nam học: Nếu số SV đăng ký học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Trung ít hơn 15 thì SV sẽ học tiếng Anh. SV học các chương trình đào tạo chuẩn có cơ hội học thêm ngành thứ hai (bằng kép) tiếng Anh, tiếng Trung của trường ĐHNN.Điểm trúng tuyển xét theo ngành học; thí sinh không trúng tuyển vào ngành đăng ký dự thi sẽ được chuyển vào học ngành khác của trường nếu còn chỉ tiêu.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (KHTN) tuyển 1.310 sinh viên. Điểm trúng tuyển theo ngành kết hợp với điểm trúng tuyển vào trường theo khối thi. Nếu thí sinh đạt điểm trúng tuyển vào trường theo khối thi nhưng không đủ điểm vào ngành đăng ký dự thi sẽ được chuyển vào ngành khác của trường cùng khối thi nếu còn chỉ tiêu.

Sau khi học hết năm thứ nhất, SV học các chương trình đào tạo chuẩn có cơ hội học thêm ngành học thứ hai: SV ngành khí tượng-Thủy văn-Hải dương học được đăng ký học ngành Công nghệ thông tin của trường ĐH Công nghệ; SV ngành Địa lý được đăng ký học ngành Quản lý đất đai và SV ngành Quản lý đất đai được đăng ký học ngành Địa lý của trường Đại học KHTN .
Trường ĐH Ngoại ngữ có 1.200 chỉ tiêu. Môn thi ngoại ngữ tính hệ số 2. Điểm trúng tuyển theo ngành học. Thí sinh không trúng tuyển vào ngành đăng ký dự thi sẽ được chuyển vào học ngành khác của trường nếu còn chỉ tiêu. Sau khi học hết năm thứ nhất, SV học các chương trình đào tạo chuẩn có cơ hội học thêm ngành thứ 2 (bằng kép) Kinh tế Quốc tế, Tài chính-Ngân hàng của trường ĐH Kinh tế; ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của trường ĐH ĐHKHXHNV và ngành Luật học của khoa Luật; SV các ngành Ngôn ngữ Nga, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc và Ả rập và SV các ngành Sư phạm tiếng Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật được đăng kí học thêm chương trình đào tạo thứ hai ngành Ngôn ngữ Anh của trường. 
Trường ĐH Công nghệ có 560 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển theo nhóm ngành. Thí sinh trúng tuyển sau khi nhập học sẽ được phân vào các ngành cụ thể dựa theo nguyện vọng đăng ký, điểm thi tuyển sinh của thí sinh và chỉ tiêu của từng ngành. SV các ngành Vật lý Kỹ thuật và Cơ học Kỹ thuật từ năm thứ 2 có thể đăng ký học bằng kép ngành Công nghệ Thông tin.
Trường ĐH Kinh tế có 430 chỉ tiêu. Thí sinh trúng tuyển vào Trường, nếu có nguyện vọng, sẽ được tuyển vào học chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Kinh tế quốc tế và Tài chính - Ngân hàng. Sau khi học hết năm thứ nhất, SV có cơ hội học thêm ngành thứ hai (bằng kép) Ngôn ngữ Anh (phiên dịch) của trường ĐHNN, ngành Luật kinh doanh của khoa Luật. SV ngành Kinh tế, Kinh tế phát triển còn có cơ hội học ngành thứ hai Tài chính - Ngân hàng tại Trường.
Trường Đại học Giáo dục có 300 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển theo ngành kết hợp với điểm trúng tuyển theo khối thi. Thí sinh đủ điểm trúng tuyển theo khối thi nhưng không đủ điểm vào ngành đã đăng ký dự thi sẽ được chuyển vào ngành khác của Khoa cùng khối thi nếu còn chỉ tiêu. 
Khoa Luật có 300 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển theo ngành kết hợp với điểm trúng tuyển theo khối thi. Thí sinh đủ điểm trúng tuyển theo khối thi nhưng không đủ điểm vào ngành đã ĐKDT sẽ được chuyển vào ngành khác của Khoa cùng khối thi nếu còn chỉ tiêu.
Khoa Y Dược tuyển 100 sinh viên; điểm trúng tuyển theo ngành học. SV trúng tuyển được hỗ trợ học tập để đạt trình độ tiếng Anh IELTS 5.0.
Khoa Quốc tế có 550 chỉ tiêu (không thuộc 5.600 chỉ tiêu đào tạo chính quy của ĐHQGHN) cho các chương trình đào tạo liên kết với các trường ĐH Anh, Mỹ, Úc, Malaysia, Nga, Pháp và Trung Quốc. Phương thức tuyển sinh là căn cứ tiêu chí tuyển sinh của ĐH đối tác nước ngoài, có tính đến điểm thi ĐH và quá trình học tập ở bậc THPT.

Có thể bạn quan tâm

Hoa khôi các trường ĐH

Olympic tiếng Anh Hà Nội

Hiệu trưởng nghỉ hưu vẫn phải làm việc

Kinh nghiệm dạy con của các GS nổi tiếng

Thành công từ... trường đời

Bạo lực học đường

Sửa đoạn kết Tấm Cám

Bài văn xúc động về đồng tiền của trò Ams

Rơi nước mắt cuộc sống học sinh vùng cao

SV Ngoại thương: Lương 1.000 USD, không làm?

Các trường ĐH, CĐ Ngoài công lập ở miền Bắc

KTX tốt nhất Hà Nội

Tuyển sinh 2012:

Đổi mới Giáo dục