Thông tin trên được đưa ra tại báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa xã hội tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng lần thứ 3 ngày 6/12.
Theo báo cáo do ông Phạm Tấn Xử - Trưởng ban Văn hóa xã hội trình bày, thời gian qua, ngành giáo dục đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Các đại biểu tham gia kỳ họp hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng lần thứ 3. Ảnh: An Nguyên |
Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chủ trương mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong năm, đã tiến hành sáp nhập, củng cố, kiện toàn các trung tâm giáo dục thường xuyên và có kế hoạch bố trí hợp lý cơ sở vật chất của các trung tâm sau khi sáp nhập.
Đà Nẵng khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân với nhiều điều đầu tiên(GDVN) - UBND thành phố Đà Nẵng sẽ có tờ trình về chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều cơ chế đãi ngộ nhân tài chưa từng có để Hội đồng thông qua. |
Các công trình xây dựng phục vụ cho dạy học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học cơ bản thực hiện theo kế hoạch đề ra. Tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng.
“Việc triển khai Đề án Sữa học đường bước đầu góp phần thiết thực trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao thể trạng cho học sinh. Chủ trương dạy bơi được tích cực triển khai thực hiện” ông Xử nói.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được thì nghành giáo dục vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm.
Trong đó, chất lượng giáo dục tuy có ổn định song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu sự phát triển của sự nghiệp giáo dục thành phố. Số lượng học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế còn ít.
Công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2016-2017 ở bậc tiểu học và mầm non còn bất cập.
“Một số trường tiểu học, mầm non tuyển sinh vượt quá sĩ số học sinh/lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có nhiều học sinh trái tuyến” ông Xử cho hay.
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 24 tháng ra nhà trẻ mới đạt 40%. Trên địa bàn thành phố hiện chưa có nhà trẻ, các trường mầm non công lập chưa tổ chức nhận trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 18 tháng.
Đa phần phụ huynh phải gửi con ở các nhóm trẻ gia đình hoặc nhờ người trông hộ, điều kiện chăm sóc không đảm bảo.
Công tác quản lý dạy thêm, học thêm tuy được tăng cường nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng dạy thêm không đúng quy định, Một số nơi tổ chức dạy văn hóa đối với học sinh tiểu học.
Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị dạy học còn hạn chế. Số phòng chức năng, phòng bộ môn ở các bậc học còn thiếu nhiều.
Bàn ghế học sinh tại nhiều trường hiện đã cũ, hư hỏng, kích cỡ không phù hợp với từng khối lớp học nhưng chưa được trang bị thay thế, ảnh hưởng đến điều kiện học tập và sức khỏe của học sinh.
Tại kỳ họp lần này, nhiều ý kiến cử tri đề nghị thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng cân nhắc, tính toán rút bài học kinh nghiệm từ công tác xã hội hóa tại trường Mầm non 29/3 trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa tại trường Mầm non Tuổi Thơ.
Tránh tình trạng xã hội hóa để biến tài sản công phục vụ lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp.