Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhiệt liệt chào mừng các đại biểu lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng, các vị khách quý và 1.800 đại biểu đại diện cho các tập thể, các anh hùng chiến sĩ thi đua, điển hình tiên tiến trong cả nước về dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quôc lần thứ IX sáng nay.
Tổng bí thư cũng ân cần thăm hỏi, chúc mừng nồng nhiệt nhất tới toàn thể đồng chí, đồng bào và chiến sĩ cả nước đang ngày đem hăng say lao động, sản xuất, chiến đấu, công tác, học tập, nghiên cứu khoa học, đang xây dựng phát triển kinh tế xã hội.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công tác thi đua khen thưởng luôn có tầm quan trong đặc biệt, góp phần tạo động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng.
Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong hoàn cảnh đất nước vô cùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Trung ương Đảng đã thành lập ban thi đua ái quốc từ trung ương tới địa phương và phát động phong trào thi đua tham gia kháng chiến kiến quốc.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo Đại hội. Ảnh Xuân Trung |
Bác Hồ nhấn mạnh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.
Hướng ứng lời kêu gọi đó của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết một lòng đem hết sức mình tham gia kháng chiến và kiến quốc thành công, từ đó phong trào thi đua yêu nước phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng qua các thời kỳ, trong các tầng lớp nhân dân và các lực lực vũ trang với nhiều nội dung phong phú, hình thức sinh động.
Góp phần quan trọng vào việc tạo nên sức mạnh to lớn của khối Đại đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và dành được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay.
“Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần này là sự kiện có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng. Được tổ chức đúng và dịp toàn Đảng, tòa dân và toàn quân ta đang ra sức thi đua phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ của năm 2015 và cả nhiệm kỳ 2010-2015, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng.
Năm năm qua, bên cạnh những thời cơ thuận lợi, đất nước ta cũng đứng trước không ít khó khăn thách thức lớn. Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành quả quan trọng.
Nền kinh tế vượt qua được khó khăn, quy mô và tiềm lực nâng lên, kinh tế vĩ mô dần ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trường kinh tế đạt tốc độ khá và có chiều hướng phục hồi, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện.
Thi đua yêu nước đã phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc |
Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt kết quả tích cực, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện.
Bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu có những chuyển biến tích cực, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, độc lập chủ quyền và tình hình ổn định được giữ vững, quan hệ đối ngoại hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vị thế uy tín quốc tế của dân ta được tăng cao, dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết cả dân tộc tiếp tục được phát huy.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được đẩy mạnh và đạt được kết quả quan trọng…” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trước Đại hội.
Tổng bí thư cũng cho rằng, những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực của đất nước trong những năm qua có sự đóng góp tích cực của phong trào thi đua yêu nước. Các phong trào thi đua yêu nước đã bám sát về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thi đua lập thành tích nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.
Những hạn chế, khuyết điểm
Tổng bí thư đánh giá cao những kết quả đã đạt được của phong trào thi đua yêu nước, đồng thời thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn những hạn chế khuyết điểm.
Cụ thể, phong trào thi đua tuy phát triển sâu rộng, nhưng chưa toàn diện, chưa đồng đều liên tục, nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị, một số phong trào tác dụng lan tỏa chưa cao, công tác sơ kết, tổng kết ở một số địa phương, đơn vị chưa được coi trọng đúng mức trong phát hiện cá nhân và nhân rộng những điển hình tiên tiến.
Các đại biểu tại Đại hội. Ảnh Xuân Trung |
Đối tượng lao động là những điển hình tiên tiến chưa nhiều. Tổng bí thư cho biết, chúng ta cần phải suy nghĩ nghiêm túc rút kinh nghiệm và có những biện pháp tích cực khắc phục những hạn chế khuyết điểm này.
Trong thời gian tới, theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, phong trào thi đua yêu nước cần tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ to lớn là động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nỗ lực phấn đấu thực hiện thật tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới bảo vệ vững chắc độc lập của tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
5 vấn đề trọng tâm thời gian tới
Một là: Tiếp tục quán triệt triển khai tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng, nhất là gắn liền công tác tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn thực hiện tốt chỉ thị số 34 ngày 7/4/2014 để tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng.
Đem công tác thi đua gắn với công việc hàng ngày của mỗi người như lời Bác Hồ đã dạy: “Đừng tưởng lầm thi đua là công việc khác với những công việc hàng, thực ra, công việc hàng ngày chính là nền tảng của thi đua”.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu cơ quan đơn vị cần tăng cường chỉ đạo với phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực lấy công tác thi đua làm nhiệm vụ trọng tâm đột phá, lấy kết quả công tác thi đua làm mục tiêu chính để đánh giá lãnh đạo quản lý. Mỗi cán bộ đảng viên phát huy tốt vai trò xung phong gương mẫu, thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua.
Hai là: Tổ chức các phong trào thi đua cần có mục tiêu thiết thực cụ thể, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương đơn vị, cùng với phong trào thi đua thường xuyên cần phát động các phong trào thi đua sâu rộng.
Tiếp tục đổi mới toàn diện sáng tạo trong việc tổ chức các phong trào thi đua, cả về nội dung và hình thức, phương thức tổ chức tránh sự nhàm chán, tẻ nhạt. Đối với phong trào thi đua cần phải rộng rãi nhưng cũng cần phải làm rõ ai thi đua với ai. Hạn chế tối đa những năng lực và điều kiện phân đấu trong thi đua. Bảm đảm hài hoa 3 lợi ích, lợi ích của người lao động, của tập thể địa phương, đơn vị và lợi ích của xã hội.
Ba là: Trong tổ chức thực hiện triển khai các phong trào thi đua cần chú ý đến kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua khen thưởng kịp thời với những tập thể cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhằm cổ vũ động viên phong trào tạo hiệu quả thiết thực.
Công tác khen thưởng phải kịp thời, chính xác đúng người, đúng việc, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo khen thưởng. Đặc biệt quan tâm phát hiện nhân tố mới, chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, những người lao động trự tiếp.
Bốn là: Thông qua các phong trào thi đua để phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần đánh giá chọn được điển hình tiên tiến để nêu gương học tập, tạo điều kiện để các điển hình phát huy được tác dụng, bản lĩnh trong lĩnh vực xã hội.
Tổng bí thư đề nghị Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền những tấm gương biêu biểu, các anh hùng chiến sĩ thi đua và các điển hình người tốt.
Năm là: Công tác thi đua khen thưởng đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị nhưng cũng cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và chuyên trách thi đua khen thưởng làm nòng cốt theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả.
Đội ngũ người làm công tác thi đua khen thưởng cần có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về thi đua khen thưởng, có bề dày kinh nghiệm, gắn bó với quần chúng và các phong trào thi đua để tích cực tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền trong công tác thi đua khen thưởng.