TQ đã lợi dụng điều ngộ nhận nào để xâm phạm Trường Sa, Hoàng Sa?

27/07/2012 11:04
Có thể nói, từ trước đến nay, ở VN, khó có ai có được bộ sưu tập bản đồ cổ đầy đủ và chi tiết về chủ quyền VN ở biển Đông như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.

Bản đồ Tây Phương từ năm 1525 đều công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Bản đồ Tây Phương từ năm 1525 đều công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Bản đồ Đại Việt trong “vùng Đông Ấn” vẽ năm 1613 (chụp từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu).

Ngoài một số bản đồ Trung Quốc do người bản xứ và giáo sĩ nước ngoài vẽ và ghi chú, bộ sưu tập của ông còn có cả những bản đồ của ngoại quốc, trong đó nhiều nhất là những bản đồ của Tây Phương công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của VN từ năm 1525 cho đến nay.

Với tư cách là nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bản đồ, nhân sự kiện TS Mai Hồng trao tặng bản đồ TQ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” 1904 (không có Hoàng Sa, Trường Sa) cho Bảo tàng Lịch sử, ông Nguyễn Đình Đầu nhìn nhận:

“Khi giải thích về tấm bản đồ này, TS Mai Hồng có nói, đây là bản đồ được rút kinh nghiệm từ bản vẽ của các giáo sĩ thừa sai bắt đầu từ M.Licci (Lợi Mã Đậu) và những người về sau cùng một Dòng tên Jésuite từ đầu thế kỷ 17. Sau đó, các giáo sĩ người Pháp cũng giúp Trung Quốc vẽ bản đồ cho đúng kinh tuyến, vĩ tuyến.
Trên tấm bản đồ 1904 này, địa chí từng vùng, miền đều được ghi bằng chữ Hán, nhưng bờ biển và các điểm quan trọng lại ghi bằng chữ Pháp. Đó là chuyện rất mới. Ví dụ, biển Trung Hoa (Mer de Chine) chỉ bắt đầu từ đảo Hải Nam lên tới Thượng Hải (tức nói biển Trung Hoa ở VN là vô lý). Đó là điều đính chính rõ ràng.

TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY

Thứ hai, tôi có khoảng 10 tấm bản đồ TQ. Trong đó, có những tấm bản đồ do người TQ và giáo sĩ vẽ và ghi địa danh tương đối đầy đủ tương đương như tấm bản đồ nói trên, mà cũ hơn. Một số bản đồ ấy tôi đã biếu Bộ Công an từ 2 năm trước. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ một số bản đồ của TQ mà trên tất cả những bản đồ ấy đều vẽ biên giới của TQ về phía nam tới đảo Hải Nam là tận cùng.
Người TQ vẽ bản đồ thế giới, ví dụ như ông Ngụy Nguyên từng xuất bản sách “Hải Quốc đồ chí” cũng vẽ bản đồ Trung Quốc tới đảo Hải Nam là cực cuối. Khi vẽ tới VN thì cũng rõ ràng là nước VN lớn hơn biên giới VN bây giờ (tôi có cả cuốn sách và hình ảnh). Bờ biển ở VN được ông ghi lại là Đông Dương Đại hải, tức là biển Đông Lớn.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chỉ quần đảo Paracel trên bản đồ thế giới là thuộc về VN do Tây Phương vẽ năm 1606.
Việc đưa ra tấm bản đồ TQ năm 1904 gây được dư luận chung, làm cho nhiều người thấy được cương vực của nước ta về lãnh thổ, lãnh hải được rõ ràng. Còn trở ngược lại các mốc thời gian trước, cá nhân tôi nghiên cứu các bản đồ của ngoại quốc, trong đó có những bản đồ của TQ và nhiều nhất là các bản đồ của Tây Phương thì các cứ liệu trên đều công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của VN.

Và những bản đồ cổ đó có ghi quần đảo Paracel (cả khối từ trên xuống dưới bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa) như bản đồ của VN chính thức. Đặc biệt, các bản đồ  Tây Phương trong bộ sưu tập của tôi từ năm 1825 đến thế kỷ 19 đều ghi: Bờ biển Paracel là ở khoảng Quảng Ngãi...
* Vậy người Trung Quốc đã lợi dụng điều ngộ nhận nào trong lịch sử để “biến” hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thành của họ?
- Những bản đồ cũ của TQ như Bản đồ chí vẽ theo tư liệu hải trình của Trịnh Hòa từ đầu thế kỷ 15, trong đó có vẽ VN và ghi là “Giao Chỉ Quốc”, tức nước Giao Chỉ. Biển của Giao Chỉ Quốc được ghi là Giao Chỉ dương. Người phương Tây đầu tiên đi khai phá dọc biển từ Malacca của Mã Lai (Malaysia) qua VN tới TQ, Nhật Bản. Khi tới VN, người Mã Lai ghi là có nước Giao Chỉ, nhưng họ viết chữ Giao Chỉ theo cách phát âm của người Nhật, người Mã Lai là Cochin.
Người Bồ Đào Nha là người đầu tiên khám phá ra Ấn Độ bằng đường thủy như cách vừa nói thì thấy bên Ấn Độ có một tỉnh là Cochin. Cho nên, tránh sự hiểu nhầm của cả hai bên, họ ghi là Cochinchina, nghĩa là nước Cochin (Giao Chỉ) ở giáp giới TQ (China - từ chữ Tần mà ra). Về sau, một số người hiểu nhầm biển Giao Chỉ gần Trung Hoa thành biển Trung Hoa (Chinasea, tức lấy túc từ mà bỏ chủ từ). Đến thế kỷ 20, địa danh biển Trung Hoa trở thành phổ biến.
* Chúng ta nên sử dụng những bản đồ cổ như những cứ liệu lịch sử và pháp lý như thế nào để bảo vệ chủ quyền ở biển Đông, theo ông?
- Sự hiểu nhầm này cần phải được đính chính. Đính chính không phải là việc duy nhất chúng ta làm, mà phải đưa những bản đồ cũ chúng ta có để nói rằng biển TQ (Mer de Chine) từ đảo Hải Nam đến Thượng Hải mà thôi. Không thể có vấn đề “lưỡi bò” ở đây. Trung Quốc không thể nói Trường Sa, Hoàng Sa là của họ.
Nói về chủ quyền, VN gần đây mới tuyên bố Luật Biển VN. Và Thủ tướng đã giải thích công khai trên Quốc hội, chủ quyền của VN không thể khác. Đã khẳng định VN luôn tranh đấu để biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là của VN theo lịch sử.  VN cần tranh đấu cùng các nước ASEAN để thực hiện việc giao thông trên biển được tự do và không chấp nhận cái biển Đông mà TQ gọi là “biển của tỉnh Hải Nam”.

TOÀN CẢNH TRƯỜNG SA - HOÀNG SA NHÌN TỪ ĐẤT LIỀN
BẤM VÀO ĐÂY XEM CHÙM ẢNH: CÔNG BỐ NHỮNG HÌNH ẢNH "KHÔNG THỂ KÌM NỔI" VỀ TRƯỜNG SA
AI CHƯA ĐẾN TRƯỜNG SA CẦN XEM 31 TẤM HÌNH NÀY

Là một nhà khoa học, tôi luôn khẳng định một sự thực lịch sử theo tư liệu VN và ngoại quốc ít nhất từ năm 1525 đến nay với đủ căn cứ Trường Sa, Hoàng Sa là của VN. Bảo vệ biển, Hoàng Sa và Trường Sa là yêu cầu công lý và hòa bình để giải quyết vấn đề trên biển Đông.
- Xin cảm ơn ông!

Minh Thi/Lao động