Máy bay chiến đấu Su-35 do Nga chế tạo |
Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 14 tháng 2 có bài viết giải thích lý do Không quân Trung Quốc mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
Bài viết cho rằng, từ sau khi bàn giao chiếc máy bay Su-30MKK cuối cùng vào năm 2003, trong thời gian dài 10 năm, Không quân Trung Quốc không mua 1 chiếc máy bay chiến đấu nào của Nga. Rất nhiều người xem đây là một tiêu chí cho rằng công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có bước nhảy to lớn.
Cùng với việc 2 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư lần lượt bay thử, sự tự hào này đã bị thổi phồng, thậm chí được xem là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc "vượt toàn diện" Nga về công nghệ hàng không. Cho nên, thông tin Không quân Trung Quốc muốn nhập khẩu Su-35 gần đây làm cho truyền thông mới thực sự xôn xao.
Trên thực tế, Không quân Trung Quốc nằm lâu trong "bóng tối của bệnh đói khát máy bay chiến đấu", năng lực sản xuất không đủ, trở ngại công nghệ và phi đội lạc hậu đều làm cho giao dịch này trở nên quá bình thường, số lượng mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Trung Quốc có thể sẽ "rất lớn", thậm chí có thể lên tới khoảng 100 chiếc. Điều này tất cả đều có liên quan tới 2 sức ép to lớn của Không quân Trung Quốc, hoàn toàn không phải không có căn cứ.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga |
Một số nhà phân tích cho rằng, mong muốn nhập khẩu máy bay chiến đấu Su-35 của Không quân Trung Quốc đã có từ lâu, cơ bản đã tiến hành một loạt cuộc tiếp xúc với Nga từ năm 2005, nhưng do một loạt nguyên nhân, những cuộc tiếp xúc mang tính thăm dò đã kết thúc sau năm 2007. Sau năm 2011, Trung Quốc và Nga lại bắt đầu tiến hành đàm phán về nhập khẩu máy bay chiến đấu.
Dù thế nào, Trung Quốc nhập khẩu Su-35 đều sẽ quyết định cuối cùng trong năm nay (2014), quyết định này đã phản ánh mâu thuẫn cung cầu máy bay chiến đấu ở tầng sâu của lực lượng hàng không Hải quân và Không quân Trung Quốc, cùng với rất nhiều vấn đề mang tính cấu trúc của lực lượng tác chiến đường không Trung Quốc.
Có nhà phân tích cho rằng, hiện nay, trao đổi kỹ thuật quân sự giữa Trung-Nga đã từ Trung Quốc mua trang bị và công nghệ của Nga trước đây, chuyển sang Trung-Nga hợp tác nghiên cứu phát triển. Đây là phương hướng phát triển chủ yếu của hợp tác kỹ thuật quân sự Trung-Nga trong thế kỷ mới, hợp tác nghiên cứu chế tạo và chia sẻ công nghệ sẽ trở thành con đường chủ yếu của trao đổi kỹ thuật quân sự Trung-Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35S Nga |
Cùng với việc nâng cao khả năng khoa học công nghệ quân sự của Trung Quốc, Trung Quốc sắp xuất khẩu và bán công nghệ quân sự cho Nga. Trung Quốc hiện nay nhập khẩu một phần trang bị kỹ thuật của Nga, chỉ là trường hợp đặc biệt để lấp đi khoảng trống trong nghiên cứu chế tạo công nghệ quân sự khác, thời đại Trung Quốc nhập khẩu quy mô lớn vũ khí của Nga đã kết thúc, thương mại kỹ thuật quân sự Trung-Nga tập trung ở dịch vụ sau bán hàng sản phẩm gốc.
Có chuyên gia quân sự cho rằng, nguyên nhân chính thúc đẩy Trung Quốc quyết định mua máy bay chiến đấu Su-35 là: trong quá trình nghiên cứu chế tạp hệ thống động lực (động cơ) máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20, họ đã gặp phải khó khăn không thể khắc phục trong ngắn hạn. Mặc dù J-20 bay thử liên tiếp, nhưng Trung Quốc đến nay vẫn không thể đạt được thành quả hài lòng trên phương diện nghiên cứu chế tạo động cơ thế hệ mới dùng để trang bị cho J-20.
Máy bay mẫu J-20 đầu tiên khi bay thử đã sử dụng động cơ AL-31F của Nga; còn máy bay nguyên mẫu thứ hai đã lắp động cơ WS-10G nội địa, loại động cơ này còn được dùng cho máy bay chiến đấu J-11, sản phẩm được sao chép từ Su-27SK. Nhưng, một số học giả quân sự cho rằng, hiện nay, mục đích chủ yếu mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 là lấp đi điểm yếu của phi đội máy bay chiến đấu, nhập khẩu công nghệ đứng vị trí thứ hai.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc |
Bắt đầu từ năm 2004 đến cuối năm 2013, 2 doanh nghiệp Công ty máy bay Thẩm Dương và Công ty máy bay Thành Đô - đều thuộc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc - đã tiến hành sản xuất 4 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, Không quân Trung Quốc cũng thông qua máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba nội địa đã hoàn thành nhiệm vụ đổi trang bị "mỗi sư đoàn lực lượng hàng không Không quân trang bị ít nhất một trung đoàn máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba", hiện nay, số lượng máy bay thế hệ thứ ba mà Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc sở hữu khoảng 665 - 682 chiếc, con số này đã hơn gấp đôi Nhật Bản, là lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba lớn thứ hai thế giới.
Nhưng, đằng sau "cơn thủy triều" đổi mới trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba có vẻ ồ ạt đó, cũng cần phải nhìn vào thực tế, hiện nay, Không quân Trung Quốc vẫn trang bị tới 18 trung đoàn hoặc lữ đoàn máy bay chiến đấu J-7B/H, số lượng gần 500 chiếc.
Những máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai này sản xuất từ thập niên 80 của thế kỷ trước, chúng không chỉ lạc hậu nghiêm trọng về tính năng bay, còn thiết bị điện tử hàng không sơ sài và khả năng đối kháng điện tử yếu nghiêm trọng.
Loại máy bay này chỉ có thể làm "người bảo vệ tường vây sân bay" thuần túy và máy bay huấn luyện một chỗ ngồi nhằm duy trì trình độ bay cơ bản của phi công, cơ bản không có khả năng không chiến trong điều kiện công nghệ cao hiện đại.
Điều này cũng có nghĩa là, trong lực lượng máy bay chiến đấu và máy bay chiến đấu ném bom của Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc có gần 70% máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai hoặc phiên bản cải tiến thế hệ thứ hai, đơn vị tác chiến hiệu quả trong lực lượng máy bay khổng lồ này hoàn toàn không nhiều.
Máy bay chiến đấu J-7G của Không quân Trung Quốc |
Ngoài ra, trong những năm gần đây, Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc cũng đã liên tục tiếp nhận, trang bị khoảng 10 trung đoàn hoặc lữ đoàn máy bay chiến đấu J-7E/G (khoảng 198 chiếc), tính năng của những máy bay (có tuổi thọ dưới 20 năm) này được cải thiện, về thiết bị đồng bộ cũng đã đạt được tiêu chuẩn của phiên bản cải tiến máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai.
Do thiếu khả năng không chiến ngoài tầm nhìn (BVR) và các vấn đề như hành trình không đủ, làm cho nhiệm vụ của những máy bay này có thể thực hiện trong chiến tranh tương lai cũng rất hạn chế.
Cho nên, tốc độ đổi sang trang bị máy bay chiên đấu mới của Không quân Trung Quốc (lực lượng trang bị máy bay MiG-21 và Su-27 quy mô hiện có lớn nhất thế giới) không phải là quá nhanh, mà là vẫn không kịp. Có nhà phân tích cho rằng: Để Không quân Trung Quốc thực sự trở thành một lực lượng đường không giỏi cả tấn công và phòng thủ thì phải đẩy nhanh sản xuất máy bay chiến đấu.
Theo bài báo, nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương (sản xuất máy bay dòng J-11) những năm gần đây thực hiện nhiệm vụ sản xuất nhiều loại trọng điểm, trong đó có máy bay chiến đấu trên tàu J-15 và máy bay chiến đấu hạng nặng đa năng J-16. Cùng với việc những loại máy bay ngày càng hoàn thiện này bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, sức ép sản xuất của nhà máy Thẩm Dương chưa từng giảm đi.
Máy bay chiến đấu J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh |
Những hình ảnh được công khai cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2012, đơn vị máy bay chiến đấu J-11B/BS của Không quân Đại quân khu Lan Châu được thành lập cho đến nay, thời gian trên 1 năm đã qua, Không quân hoàn toàn chưa có đơn vị mới hoàn thành cải tạo đối với máy bay J-11B; chỉ có lực lượng hàng không Hải quân vào các năm 2011 - 2013 đã lần lượt đổi sang trang bị 2 trung đoàn máy bay chiên đấu J-11B và J-11BS.
Điều này cho thấy, do sức ép nhiều loại chiếm lấy dây chuyền sản xuất, khả năng sản xuất hiện nay của nhà máy đã rất khó đáp ứng được nhu cầu mỗi năm đổi sang trang bị khoảng một trung đoàn máy bay của cả Hải quân và Không quân. Trong khi đó, cùng một thời kỳ, máy bay chiến đấu J-10B (được cho là máy bay chiến đấu trọng điểm của Không quân Trung Quốc) gặp phải một loạt khó khăn công nghệ, thời gian sản xuất hàng loạt ban đầu đã bị đẩy lùi đến sau tháng 8 năm 2013, đã chậm 2 năm.
Khoảng 90 máy bay chiến đấu J-10A và J-10S sản xuất cùng kỳ rất nhanh được chia sẻ cho Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc. Do dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu mở rộng năng lực sản xuất liên quan tới vấn đề hoạch định thống nhất của ngành hàng không nội địa, cho nên, năng lực sản xuất của mấy dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ có thể duy trì ở mức 60 chiếc/năm, điều này đã tạo sự tương phản rõ rệt với nhu cầu to lớn của Quân đội Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-10B Trung Quốc |
Một số nhà phân tích cho rằng, nếu lấy tốc độ đổi mới trang bị hiện nay để tính toán, cho dù không tính đến vấn đề biến động biên chế quân đội do đổi mới trang bị, lấy 1 trung đoàn J-11B thay thế 2,5 trung đoàn J-7B/H để tính toán, cũng cần thời gian 6 - 7 năm mới có thể đào thải hoàn toàn 200 máy bay J-7B/H; còn xét đến sự ảnh hưởng của tình hình thực tế như động cơ nội địa không ổn định và thiết bị trên máy bay, thời gian cần thiết sẽ phải dài hơn.
Nhà phân tích này cho rằng: "Tình hình thực tế là, quy mô lực lượng máy bay thế hệ thứ hai của Không quân Trung Quốc vẫn khổng lồ, đồng thời, cùng với việc rất nhiều đơn vị huấn luyện đổi thành đơn vị chiến đấu theo cải cách biên chế năm 2012, số lượng máy bay thế hệ thứ hai của lực lượng tác chiến trái lại tăng lên; còn tốc độ đổi mới trang bị của lực lượng máy bay thế hệ thứ ba, nhất là lực lượng máy bay thế hệ thứ ba hạng nặng dòng J-11 (có phạm vi vùng trời kiểm soát lớn hơn, hành trình xa hơn) lại khó mà đáp ứng được nhu cầu".
Từ khi Mỹ tuyên bố quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương đến nay, sức ép phòng không của Trung Quốc bắt đầu đột ngột gia tăng, mâu thuẫn Trung-Nhật, tình hình căng thẳng Trung-Ấn, vấn đề Biển Đông và vấn đề hạt nhân Triều Tiên đều làm cho nhu cầu máy bay chiến đấu của Không quân và lực lượng hàng không Hải quân của Trung Quốc tăng mạnh.
Máy bay chiến đấu Su-35S do Nga chế tạo |
Theo các nhà phân tích, "điều có thể khẳng định là, nếu mua Su-35 là có mục đích khắc phục khả năng sản xuất máy bay chiến đấu hạng nặng còn hạn chế, số lượng này không chỉ 24 chiếc, rất đơn giản, về quy mô tổng thể, Không quân Trung Quốc chưa từng rơi vào cảnh ngộ thiếu sản lượng; ở góc độ thương mại, 24 máy bay sẽ chỉ kích thích mong muốn chào giá trên trời của người Nga tham lam, cải thiện sức chiến đấu thực tế cho Không quân Trung Quốc lại rất hạn chế.
Vì vậy, cá nhân cho rằng, chỉ cần mua Su-35 không phải là chỉ để tháo dỡ nghiên cứu, triển khai một trung đoàn lần lượt ở các khu vực chiến lược Tây Nam, Hoa Nam và Đông Nam - nơi có các mối quan tâm lớn nhất, cách Nga xa nhất hiện nay là lượng nhu cầu cơ bản và mong muốn nhất của Bắc Kinh.