Nghe bản năng mách bảo
- PV: Có người cho rằng, Hà Trần khôn ngoan, biết thu xếp và tính toán. Bản thân chị nhận định thế nào về lời nhận xét này?
- Ca sĩ Trần Thu Hà: Thực ra không phải vậy đâu, mọi cái tôi có được đến hôm nay chính là tôi đã biết lắng nghe bản năng mách bảo. Tôi tự biết khi nào mình chán nản và cần phải xốc lại tinh thần, khi nào lung lạc và ít niềm tin là khi đó cần phải chọn giải pháp dừng lại, ít xuất hiện trước công chúng.
- Cuộc sống của Hà Trần thời còn độc thân và bây giờ, khi đã có gia đình, rồi làm mẹ có thay đổi gì nhiều lắm không?
- Thay đổi rất nhiều là khác. Tôi thấy mình trưởng thành hơn, cuộc sống của tôi ý nghĩa hơn, đủ đầy hơn. Và trên hết, con cái chính là động lực để tôi có thêm cảm hứng trong công việc.
- Nghĩa là Hà Trần của ngày hôm nay đã thay đổi?
- Vâng, chín chắn hơn. Tự bản thân tôi thấy, hình như số phận sắp đặt để tôi nổi tiếng và được khán giả yêu quý, bởi giờ nghe lại những ca khúc cách đây 10 năm của mình không thấy hay mà chỉ thấy giọng hát mỏng mảnh lắm, thấy cô ca sĩ này sao non nớt quá. Thế nhưng, cũng phải công bằng mà nói, đã có những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự nghiệp của tôi như CD “Nhật thực”, các dự án âm nhạc Trần Tiến hay đĩa nhạc điện tử đầu tiên giành giải thưởng “Cống hiến”.
Chồng con là cảm xúc để thăng hoa
- Nghệ sĩ thường có cái tôi rất lớn. Hà Trần là một người có tính cách mạnh mẽ. Vậy chị sắp xếp cái tôi nghệ sĩ thế nào trong gia đình?
- Tôi quan niệm thế này, gia đình giống như một đội bóng, phải có hậu vệ, tiền đạo, có thủ môn… Phải phối kết hợp theo một sơ đồ chiến thuật đã đề ra, như thế mới mong yên ấm.
- Vậy trong gia đình chị, ai là người đề ra “sơ đồ chiến thuật” đó?
- (Cười) Cả hai vợ chồng. Lại cũng ví von thế này, trong một đội bóng, người nào mạnh điểm gì thì phát huy ở điểm đó. Bổ trợ lẫn nhau, phòng thủ bọc lót cho nhau.
- Chị có ý định xây dựng kế hoạch cho tương lai của con mình sau này không?
- Mình không phải tiên tri, nên cũng không thể đoán định được rằng, mai sau sẽ thế nào. Tôi đang nuôi con tôi theo đúng những gì mà ngày xưa bố mẹ tôi đã nuôi tôi. Đứa con như một người quan sát và bố mẹ là gương để những đứa trẻ soi vào, vì thế, tôi luôn tâm niệm, phải mang đến cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Từ bé, tôi đã thiếu thốn tình cảm của gia đình, giờ tôi phải dành phần lớn thời gian và tất cả tình cảm cho con tôi.
- Nhưng công việc của một ca sĩ cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian của chị?
- Đã từng có cả một khoảng thời gian dài, tôi dừng hết các dự án âm nhạc lại để tập trung chăm sóc gia đình. Cá nhân tôi quan niệm thế này, 4 năm đầu đời của một đứa trẻ là khoảng thời gian hình thành 80% tính cách trẻ sau này. Sự ảnh hưởng của bố mẹ vào thời điểm đó là vô cùng lớn. Hơn nữa, sân khấu biểu diễn ở Mỹ có đôi chút khác ở Việt Nam, các chương trình nghệ thuật chỉ tập trung vào 3 ngày cuối tuần. Vậy là tôi có cả nửa tuần còn lại để sống cuộc sống của người phụ nữ bình thường, chăm sóc con cái và vun vén gia đình.
Gene nghệ thuật quá mạnh
- Tôi vẫn rất tò mò về cách chị cân bằng giữa Hà Trần trên sân khấu và một bà mẹ trong gia đình?
- Không biết người khác thế nào, chứ tôi không chịu được áp lực kiểu như ngày nào cũng phải đứng trên sân khấu. Điều đó khiến cảm xúc của tôi chai sạn đi rất nhanh, vì thế tôi nhận lời tham gia các chương trình nghệ thuật rất hạn chế. Chăm sóc chồng con chính là lúc để tôi lấy lại cân bằng cho bản thân mình, tìm lại cảm xúc để có thể thăng hoa mỗi lúc lên sân khấu.
- Và đó là phương pháp duy nhất để chị nạp năng lượng cho bản thân, hay còn những điều gì khác nữa?
- Tôi không đủ sức để suốt ngày chỉ đi hát. Thời gian vừa qua, tôi có nhiều dự án dang dở, nhạc sĩ Quốc Trung thi thoảng vẫn đùa bảo tôi chuyển sang “họ Hứa” đi. Có nghệ sĩ, một năm ra 2-3 album, có người vài ba năm mới ra một album.
Và tôi nằm trong diện, vài năm mới ra một album nhạc, đơn giản là bởi tôi quan niệm, sản phẩm âm nhạc phải là một bước tiến của ca sĩ chứ không phải thụt lùi hay đi ngang kiểu cua bò. Mỗi sản phẩm là một thử thách âm nhạc. Trong quá trình ra album, tôi thường tham gia từ việc nghĩ ra ý tưởng, rồi đến quá trình sản xuất…Vì thế không thể làm ồ ạt được, có chắt lọc mới có sáng tạo và thăng hoa.
- Có rất nhiều người sau khi đã trót “dan díu” với nghệ thuật thì kiên quyết không cho con cái mình nối nghiệp, bởi cái nghề này nó cực lắm. Chị thì sao?
- Đúng là cái nghề ca sĩ cũng lắm cực khổ chứ không hề sung sướng và nhàn hạ như nhiều người vẫn tưởng. Mình đã sinh ra đứa trẻ đó, mình chỉ như người trồng cây, phải tạo điều kiện cần và đủ cho con phát triển, còn sau này chúng làm việc gì là quyền của chúng. Cha mẹ có ngăn cản cũng không được. Nếu cái gene nghệ thuật của gia đình tôi quá mạnh, con tôi quyết định theo nghề của tôi thì cũng đành đâm lao phải… theo lao thôi.
- Tò mò một chút, xưa chị chọn nghề ca sĩ có bị bố ngăn cản hay không?
- Có chứ, bố có ủng hộ tôi theo nghề của ông đâu. Lúc đó tôi bị dì lôi kéo vào nghề đấy (cười).
- Cảm ơn Hà Trần về cuộc trò chuyện này!
- PV: Có người cho rằng, Hà Trần khôn ngoan, biết thu xếp và tính toán. Bản thân chị nhận định thế nào về lời nhận xét này?
- Ca sĩ Trần Thu Hà: Thực ra không phải vậy đâu, mọi cái tôi có được đến hôm nay chính là tôi đã biết lắng nghe bản năng mách bảo. Tôi tự biết khi nào mình chán nản và cần phải xốc lại tinh thần, khi nào lung lạc và ít niềm tin là khi đó cần phải chọn giải pháp dừng lại, ít xuất hiện trước công chúng.
- Cuộc sống của Hà Trần thời còn độc thân và bây giờ, khi đã có gia đình, rồi làm mẹ có thay đổi gì nhiều lắm không?
- Thay đổi rất nhiều là khác. Tôi thấy mình trưởng thành hơn, cuộc sống của tôi ý nghĩa hơn, đủ đầy hơn. Và trên hết, con cái chính là động lực để tôi có thêm cảm hứng trong công việc.
- Nghĩa là Hà Trần của ngày hôm nay đã thay đổi?
- Vâng, chín chắn hơn. Tự bản thân tôi thấy, hình như số phận sắp đặt để tôi nổi tiếng và được khán giả yêu quý, bởi giờ nghe lại những ca khúc cách đây 10 năm của mình không thấy hay mà chỉ thấy giọng hát mỏng mảnh lắm, thấy cô ca sĩ này sao non nớt quá. Thế nhưng, cũng phải công bằng mà nói, đã có những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự nghiệp của tôi như CD “Nhật thực”, các dự án âm nhạc Trần Tiến hay đĩa nhạc điện tử đầu tiên giành giải thưởng “Cống hiến”.
Chồng con là cảm xúc để thăng hoa
- Nghệ sĩ thường có cái tôi rất lớn. Hà Trần là một người có tính cách mạnh mẽ. Vậy chị sắp xếp cái tôi nghệ sĩ thế nào trong gia đình?
- Tôi quan niệm thế này, gia đình giống như một đội bóng, phải có hậu vệ, tiền đạo, có thủ môn… Phải phối kết hợp theo một sơ đồ chiến thuật đã đề ra, như thế mới mong yên ấm.
- Vậy trong gia đình chị, ai là người đề ra “sơ đồ chiến thuật” đó?
- (Cười) Cả hai vợ chồng. Lại cũng ví von thế này, trong một đội bóng, người nào mạnh điểm gì thì phát huy ở điểm đó. Bổ trợ lẫn nhau, phòng thủ bọc lót cho nhau.
- Chị có ý định xây dựng kế hoạch cho tương lai của con mình sau này không?
- Mình không phải tiên tri, nên cũng không thể đoán định được rằng, mai sau sẽ thế nào. Tôi đang nuôi con tôi theo đúng những gì mà ngày xưa bố mẹ tôi đã nuôi tôi. Đứa con như một người quan sát và bố mẹ là gương để những đứa trẻ soi vào, vì thế, tôi luôn tâm niệm, phải mang đến cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Từ bé, tôi đã thiếu thốn tình cảm của gia đình, giờ tôi phải dành phần lớn thời gian và tất cả tình cảm cho con tôi.
- Nhưng công việc của một ca sĩ cũng tiêu tốn rất nhiều thời gian của chị?
- Đã từng có cả một khoảng thời gian dài, tôi dừng hết các dự án âm nhạc lại để tập trung chăm sóc gia đình. Cá nhân tôi quan niệm thế này, 4 năm đầu đời của một đứa trẻ là khoảng thời gian hình thành 80% tính cách trẻ sau này. Sự ảnh hưởng của bố mẹ vào thời điểm đó là vô cùng lớn. Hơn nữa, sân khấu biểu diễn ở Mỹ có đôi chút khác ở Việt Nam, các chương trình nghệ thuật chỉ tập trung vào 3 ngày cuối tuần. Vậy là tôi có cả nửa tuần còn lại để sống cuộc sống của người phụ nữ bình thường, chăm sóc con cái và vun vén gia đình.
Gene nghệ thuật quá mạnh
- Tôi vẫn rất tò mò về cách chị cân bằng giữa Hà Trần trên sân khấu và một bà mẹ trong gia đình?
- Không biết người khác thế nào, chứ tôi không chịu được áp lực kiểu như ngày nào cũng phải đứng trên sân khấu. Điều đó khiến cảm xúc của tôi chai sạn đi rất nhanh, vì thế tôi nhận lời tham gia các chương trình nghệ thuật rất hạn chế. Chăm sóc chồng con chính là lúc để tôi lấy lại cân bằng cho bản thân mình, tìm lại cảm xúc để có thể thăng hoa mỗi lúc lên sân khấu.
- Và đó là phương pháp duy nhất để chị nạp năng lượng cho bản thân, hay còn những điều gì khác nữa?
- Tôi không đủ sức để suốt ngày chỉ đi hát. Thời gian vừa qua, tôi có nhiều dự án dang dở, nhạc sĩ Quốc Trung thi thoảng vẫn đùa bảo tôi chuyển sang “họ Hứa” đi. Có nghệ sĩ, một năm ra 2-3 album, có người vài ba năm mới ra một album.
Và tôi nằm trong diện, vài năm mới ra một album nhạc, đơn giản là bởi tôi quan niệm, sản phẩm âm nhạc phải là một bước tiến của ca sĩ chứ không phải thụt lùi hay đi ngang kiểu cua bò. Mỗi sản phẩm là một thử thách âm nhạc. Trong quá trình ra album, tôi thường tham gia từ việc nghĩ ra ý tưởng, rồi đến quá trình sản xuất…Vì thế không thể làm ồ ạt được, có chắt lọc mới có sáng tạo và thăng hoa.
- Có rất nhiều người sau khi đã trót “dan díu” với nghệ thuật thì kiên quyết không cho con cái mình nối nghiệp, bởi cái nghề này nó cực lắm. Chị thì sao?
- Đúng là cái nghề ca sĩ cũng lắm cực khổ chứ không hề sung sướng và nhàn hạ như nhiều người vẫn tưởng. Mình đã sinh ra đứa trẻ đó, mình chỉ như người trồng cây, phải tạo điều kiện cần và đủ cho con phát triển, còn sau này chúng làm việc gì là quyền của chúng. Cha mẹ có ngăn cản cũng không được. Nếu cái gene nghệ thuật của gia đình tôi quá mạnh, con tôi quyết định theo nghề của tôi thì cũng đành đâm lao phải… theo lao thôi.
- Tò mò một chút, xưa chị chọn nghề ca sĩ có bị bố ngăn cản hay không?
- Có chứ, bố có ủng hộ tôi theo nghề của ông đâu. Lúc đó tôi bị dì lôi kéo vào nghề đấy (cười).
- Cảm ơn Hà Trần về cuộc trò chuyện này!
Theo ANTD