Tỷ lệ cao thiếu hụt vitamin D được cho là gặp nhiều ở những đối tượng bị coi là béo phì. Các nghiên cứu từ trước đây đã rút ra mối liên kết giữa mức vitamin D thấp với bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường type 2.
Nghiên cứu này xem xét mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và thói quen ăn uống ở trẻ em béo phì và tìm hiểu xem liệu có mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và các chỉ báo chuyển hóa glucose bất thường và huyết áp hay không.
Giáo sư Micah Olson, thuộc Trung tâm Y khoa Southwestern, Đại học Texas ở Dallas và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng trẻ em bị béo phì có nồng độ vitamin D thấp hơn những trẻ em khác, do đó có độ kháng insulin cao hơn. Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không thể chứng minh nhân quả, nhưng nó cũng cho thấy rằng mức vitamin D thấp có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2".
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã đo nồng độ vitamin D, nồng độ đường máu, insulin huyết thanh, chỉ số BMI và huyết áp trong 411 đối tượng béo phì và 87 đối tượng có cân nặng vừa phải. Những người tham gia nghiên cứu cũng được yêu cầu cung cấp những thông tin liên quan đến lượng nước soda, nước trái cây và sữa, trái cây trung bình được tiêu thụ hàng ngày và chế độ ăn uống bao gồm cả rau và bữa sáng.
Và kết luận thu được là: Thói quen ăn uống nghèo dinh dưỡng hoặc bỏ bữa, chẳng hạn như bỏ qua bữa ăn sáng hoặc uống nhiều nước giải khát và uống nước trái cây sẽ làm cho hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp hơn khá nhiều, điều này rõ rệt nhất ở những trẻ em béo phì.
Olson cũng nói thêm rằng: "Các nghiên cứu trong tương lai là cần xác định tác động lâm sàng của nồng độ vitamin D thấp ở những trẻ béo phì và liệu việc điều trị bằng vitamin D có thể cải thiện các đầu ra lâm sàng cơ bản như kháng insulin không”.
Theo India