Học giả Philippines Harry Roque Jr. |
Inquirer ngày 22/6 dẫn phân tích của giới chuyên gia bình luận, việc Trung Quốc từ chối yêu cầu của Philippines tham gia vào quá trình tố tụng vụ kiện đường lưỡi bò phi pháp trên Biển Đông cũng như những hành vi khởi tạo, xây dựng trái phép, đảo hóa 6 bãi đá ở Trường Sa (mà Trung Quốc xâm lược của Việt Nam, chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay - PV) hà hành vi hiếu chiến, vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Luật quốc tế Nhật Bản thuộc đại học Chuo, học giả Harry Roque Jr cho biết, là một bên ký kết UNCLOS, Trung Quốc đã đồng ý thực hiện tất cả các nghĩa vụ liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS cũng như thủ tục ràng buộc để giải quyết các tranh chấp xảy ra do việc giải thích và vận dụng UNCLOS.
Roque là Giám đốc Viện Nghiên cứu pháp lý quốc tế của trung tâm Luật Philippines khẳng định, cộng đồng quốc tế đã mất rất nhiều thời gian, công sức để thống nhất và đưa ra các quy định của UNCLOS vì tất cả các quốc gia trên thế giới này đều muốn có một bản "hiến pháp cho các vùng biển".
Bằng cách cấm xí phần và bằng cách áp dụng tất cả các quy định trên cơ sở đồng thuận, đó là ý định của cộng đồng quốc tế xử lý mọi tranh chấp phát sinh về lãnh thổ hàng hải chứ không phải sử dụng vũ lực hoặc dùng hành động đơn phương để giải quyết vấn đề, Roque tuyên bố.
Roque cũng vạch trần quan điểm sai trái của thẩm phán Tiết Hãn Cần người Trung Quốc tại Tòa án Công lý Quốc tế khi bà Cần nói rằng Trung Quốc đã tuyên bố có quyền bảo lưu quyền không bị ràng buộc bởi quy chế tham gia các thủ tục giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng con đường trọng tài.
Học giả Philippines khẳng định, những quan điểm bảo lưu của Trung Quốc sau đó chỉ nhằm vào các đối tượng cụ thể trong thủ tục giải quyết tranh chấp hàng hải đã chứng minh rằng Trung Quốc đã đồng ý bị ràng buộc bởi các thủ tục.
Và một khi các báo cáo về việc Trung Quốc đảo hóa 6 bãi đá ở Trường Sa được xác nhận cũng sẽ không giúp cho hồ sơ pháp lý của Bắc Kinh ở Biển Đông mạnh hơn.
Chính phủ Philippines đã yêu cầu Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) tuyên bố đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp pháp và vi phạm nghiêm trọng UNCLOS.