Ngày 24/2, trang mạng tạp chí “Học giả Ngoại giao” Nhật Bản có bài viết nhan đề “Trung Quốc có thể phá vỡ “cuộc chơi chuyển hướng” của Mỹ hay không?”. Sau đây là nội dung bài viết:
Trong mấy tháng qua, Mỹ luôn bận rộn chuyển trọng tâm tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trung Quốc là một yếu tố quan trọng để Mỹ điều chỉnh trọng điểm chiến lược. Như vậy, Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào?
Tàu ngầm Hạm đội Nam Hải tập trận. |
Quả thực, Trung Quốc có rất nhiều công cụ ngoại giao, quân sự và chiến lược, nhưng nếu muốn làm xáo trộn kế hoạch của Mỹ, các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh vẫn phải làm tốt công tác chuẩn bị, ứng phó với bất cứ cuộc xung đột hoặc vấn đề thương mại nào xảy ra ở Đài Loan và biển Đông.
Đối với Trung Quốc, trong các tranh chấp khu vực có tính linh hoạt nhất định, xây dựng lại quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng chính là một sự khởi đầu tốt đẹp. Trước hết, xây dựng khuôn khổ đa phương cho vấn đề biển Đông, giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ.
Trung Quốc có thể thông qua con đường ngoại giao, đề nghị các nước đòi hỏi chủ quyền có nhiều nỗ lực hơn cho hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên ở khu vực tranh chấp. Thận trọng xây dựng và công khai chiến lược sẽ giúp Trung Quốc giành lấy những đối tác quan trọng ở khu vực này.
Sự mơ hồ về ý đồ của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân làm cho rất nhiều nước châu Á chào đón sự trở lại của Mỹ. Bắc Kinh cần tăng cường trao đổi quân sự với các nước láng giềng, đồng thời tổ chức các hành động quân sự liên hợp để giảm bớt tình hình căng thẳng. Không có gì hơn sự minh bạch mang lại cảm giác ổn định và đáng tin cậy cho người khác.
Trung Quốc còn tồn tại rất nhiều tranh chấp biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng. Trong hình là máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKI của Ấn Độ. |
Trung Quốc còn phải nỗ lực để giảm bớt mối quan hệ căng thẳng với đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong khu vực là Ấn Độ. Bắc Kinh thông qua các nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn đề biên giới gây phiền phức lâu dài cho hai nước.
Nhưng Ấn Độ đang xem xét tăng cường quan hệ với Mỹ, vì vậy Trung Quốc cần làm cho New Delhi tin rằng không cần thiết tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ. Mặc dù điều này có nghĩa là phải hạ thấp mối quan hệ đối tác “trong mọi thời tiết” giữa Trung Quốc và Pakistan, Trung Quốc cũng nên làm như vậy.
Trung Quốc cũng nên để bên ngoài thấy rằng, đảm bảo cho sự trở lại của Mỹ sẽ không chuyển biến thành bao vây.
Tạo sự hỗ trợ cho châu Âu đang trong giai đoạn khủng hoảng sẽ là một bước đi hữu ích. Đi đầu viện trợ cho châu Âu sẽ tăng cường rất lớn vị thế toàn cầu của Trung Quốc, trong khi tăng cường sức mạnh quân sự và các biện pháp ngoại giao là không thể làm được. Đồng thời, châu Âu là một trong những thị trường lớn nhất của Trung Quốc, ổn định thị trường này cũng có lợi cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Điều có thể lý giải là, Trung Quốc không thể lấy việc từ bỏ tăng cường sức mạnh quân sự để đổi lấy sự ca ngợi về ngoại giao. Về điểm này, Trung Quốc tốt nhất là tập trung kinh phí quân sự cho tiếp tục phát triển chiến lược chống can thiệp.
Hải quân lục chiến Trung Quốc tập trận đổ bộ. |
Tất cả những điều này nói thì dễ, làm mới khó. Trung Quốc có rất nhiều phương tiện tiềm năng có thể dùng để phá vỡ chiến lược của Mỹ.
Thực thi và kiên trì các phương pháp trên chắc chắn sẽ là một thách thức. Về lâu dài, nếu không muốn sau này rơi vào vòng bao vây do Mỹ quay trở lại châu Á, thì dù có cảm thấy khó khăn trong ngắn hạn, Trung Quốc tốt nhất nên thay đổi toàn diện các sách lược của mình.