Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 1 tháng 8 dẫn hãng tin VOA Mỹ ngày 31 tháng 7 đưa tin, Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn tập hải quân liên hợp ở biển Nhật Bản vào cuối tháng 8 này. Thời cơ và địa điểm của cuộc diễn tập lần này đều có ý vị sâu xa.
Tháng 5 năm 2015, Hải quân Trung Quốc và Nga tổ chức diễn tập liên hợp trên biển ở Địa Trung Hải |
Có nhà phân tích cho rằng, ý nghĩa chính trị của cuộc diễn tập lớn hơn ý nghĩa quân sự thực tế, Nga cũng không có nhiều khả năng tham gia tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như ở khu vực Biển Đông.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 30 tháng 7 cho biết, Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục tổ chức tập trận chung vào cuối tháng 8. Địa điểm diễn tập ở vịnh Peter the Great và vùng biển Nhật Bản. Hai bên sẽ diễn tập các khoa mục như đổ bộ trên biển, tác chiến săn ngầm.
Theo bài báo, vào tháng 5, Trung Quốc và Nga đã tổ chức diễn tập hải quân liên hợp ở Địa Trung Hải. Chiến lược hải quân sửa đổi do Nga vừa mới công bố đặc biệt cho rằng, cần tăng cường quan hệ hữu nghị với Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.
Đồng thời, quan hệ căng thẳng giữa Nga với phương Tây và NATO tiếp tục leo thang. Trong bối cảnh này, tiếp tục tổ chức diễn tập hải quân liên hợp Nga-Trung gây quan ngại cho nước khác.
Tháng 5 năm 2015, Hải quân Trung Quốc và Nga tổ chức diễn tập liên hợp trên biển ở Địa Trung Hải |
Học giả vấn đề Trung Quốc của Nga là Masloff cho rằng, gần đây, Nga đã tăng cường mạnh mẽ chi tiêu ngân sách quốc phòng, tiếp tục sửa đổi chiến lược quân sự mới, nhấn mạnh Nga cần phô diễn nhiều hơn sức mạnh quân sự, không chỉ cần có phòng ngự, mà cũng cần có năng lực tiến công.
Cuộc diễn tập vào tháng 8 không chỉ có thể giúp Nga thể hiện sức mạnh, mà còn có thể giúp cho bên ngoài biết Nga và Trung Quốc ủng hộ lẫn nhau trong tình hình quốc tế hiện nay.
Masloff cho rằng, vào tháng 5, cuộc diễn tập của hai bên ở Địa Trung Hải nhấn mạnh thủy thủ tàu chiến hải quân hai nước phối hợp với nhau, đây là sự đột phá trong hợp tác hải quân của hai bên.
Cuộc diễn tập vào tháng 8 có ý định tiếp tục xu thế này, vì vậy hai bên sắp điều động binh lực như lực lượng hải quân đánh bộ, lực lượng hàng không hải quân và hơn 20 tàu chiến hải quân tham gia.
Tháng 5 năm 2015, Hải quân Trung Quốc và Nga tổ chức diễn tập liên hợp trên biển ở Địa Trung Hải |
Hơn nữa địa điểm diễn tập lựa chọn ở biển Nhật Bản, điều này rõ ràng là phát đi tín hiệu đối với Nhật Bản. Mặc dù trong tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật, Nga không công khai ủng hộ Trung Quốc, nhưng thông qua diễn tập với Trung Quốc có thể đóng vai trò kiềm chế Nhật Bản.
Masloff cho biết, năm 2016, hai bên sẽ tiếp tục tổ chức diễn tập hải quân, cho dù địa điểm và thời gian cụ thể của cuộc diễn tập còn chưa xác định. Còn khả năng hai nước tổ chức diễn tập hải quân liên hợp ở khu vực Biển Đông gây chú ý cho dư luận hiện nay thì điều này chủ yếu tùy thuộc vào sự sẵn sàng của Nga.
Masloff cho rằng: "Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc rất quan tâm đến việc cùng Nga tổ chức diễn tập ở Biển Đông. Trong vấn đề này, chủ yếu xem Nga có sẵn sàng làm cho tình hình căng thẳng Biển Đông tiếp tục trầm trọng hơn hay không.
Nga hiện nay không xem Biển Đông là khu vực họ quan tâm và muốn gây ảnh hưởng. Nếu Nga đồng ý tổ chức diễn tập với Trung Quốc ở Biển Đông, Nga sẽ yêu cầu Trung Quốc dành ủng hộ cho Nga ở khu vực châu Âu, điều này giống như hai bên tổ chức diễn tập ở Địa Trung Hải trong tháng 5, cho nên, điều cần nhấn mạnh ở đây là hai bên ủng hộ lẫn nhau".
Tháng 5 năm 2015, Hải quân Trung Quốc và Nga tổ chức diễn tập liên hợp trên biển ở Địa Trung Hải |
Theo bài báo, có nhà phân tích khác cho rằng, Nga có quan hệ mật thiết với Việt Nam và Nga bán cho Việt Nam rất nhiều chủng loại vũ khí trang bị chủ yếu dùng để đối phó với Hải quân Trung Quốc. Nga và Trung Quốc phải chăng sẽ tổ chức diễn tập quân sự ở Biển Đông vào năm tới hay không cũng sẽ phải cân nhắc đến nhân tố Việt Nam.
Học giả quân sự Nga Hramchihin cho rằng, hải quân hai nước thay phiên nhau tổ chức diễn tập quân sự ở “khu vực quản lý” của mỗi bên đã trở thành thông lệ. Ý nghĩa chính trị của những cuộc tập trận chung này lớn hơn nhiều ý nghĩa quân sự, bởi vì hai bên đều muốn phát đi tín hiệu đối với phương Tây và Mỹ.
Đối với câu nói trên của học giả Nga, lưu ý rằng, ở Biển Đông, những đảo đá ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc dùng vũ lực ăn cướp của Việt Nam thì Trung Quốc không thể coi chúng là “khu vực quản lý” hợp pháp của họ được - PV.
Tháng 5 năm 2015, Hải quân Trung Quốc và Nga tổ chức diễn tập liên hợp trên biển ở Địa Trung Hải |
Hramchihin cho rằng, trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Trung Quốc với Việt Nam (Trung Quốc dùng vũ lực ăn cướp rồi nhảy vào tranh chấp), Nga sẽ không tỏ thái độ ủng hộ bất kỳ bên nào trong tranh chấp.
Nga và Nhật Bản mặc dù về truyền thống luôn tồn tại vấn đề lãnh thổ, nhưng tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc không nên được giải thích là để đối phó với Nhật Bản.
Hramchihin nói: "Quan hệ giữa Nga và Nhật Bản thực ra luôn tương đối căng thẳng. Nhưng, mặc dù như thế, trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Nga chưa từng bày tỏ lập trường cụ thể. Nói cách khác, Nga hoàn toàn duy trì trung lập trong vấn đề này".
Có nhà phân tích quân sự cho rằng, từ thời đại Liên Xô đến nay, trong quân đội Nga, Lục quân luôn coi Trung Quốc là đối thủ chủ yếu, trong khi đó, Hải quân dùng để đối phó với Nhật Bản, còn Không quân thì coi trọng Mỹ. Thói quen truyền thống này cũng làm cho phạm vi hợp tác giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực hải quân lớn hơn, cọ xát tương đối dồn dập.
Tháng 5 năm 2015, Hải quân Trung Quốc và Nga tổ chức diễn tập liên hợp trên biển ở Địa Trung Hải |