Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 29 tháng 8 dẫn trang mạng "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 26 tháng 8 đưa tin, Trung Quốc và Nga dường như đều đang chế tạo máy bay không người lái (UAV) nhằm loại bỏ ưu thế của máy bay tàng hình Mỹ.
Máy bay trinh sát không người lái tầm cao mới nhất Trung Quốc do dân mang tuyên truyền trên mạng |
Theo bài báo, đầu năm 2015, hình ảnh về một loại máy bay không người lái hoạt động ở tầm cao và thời gian dài lần đầu tiên xuất hiện. Nó được đặt tên là Thần Ưng (Divine Eagle). Các nhà quan sát quốc tế tin rằng, mục đích thiết kế loại máy bay không người lái đến từ Trung Quốc này là phát hiện và tiêu diệt máy bay tàng hình của địch.
Bài báo cho rằng, chính như Jefferey Linn và P.W. Singh ngay từ tháng 5 có viết: "Năng lực chống tàng hình tầm xa của Thần Ưng vừa có thể dùng để đối phó máy bay, như máy bay ném bom B-2, vừa có thể dùng để đối phó tàu chiến như tàu khu trục DDG-1000.
Không quân Trung Quốc sử dụng Thần Ưng tiến hành cảnh giới, từ đó có thể tiến hành đánh chặn rất lâu trước khi máy bay tàng hình, tên lửa và tàu chiến địch xâm nhập phạm vi lục địa của họ.
Thần Ưng bay rất cao, nó còn có thể dò tìm xe tên lửa chống hạm và hệ thống phòng không trên đất liền, tiến hành chuẩn bị các đợt tấn công của Trung Quốc".
Máy bay trinh sát không người lái tầm cao mới nhất Trung Quốc do dân mang tuyên truyền trên mạng |
Theo trang mạng World Flight, Nga dường như đang thiết kế một hệ thống tương tự.
Trong thời gian Triển lãm hàng không Moscow Nga tuần này, trang mạng World Flight đã phỏng vấn phó tổng giám đốc Tập đoàn điện tử vô tuyến điện (KRET) thuộc Tập đoàn công nghệ Nga, ông Vladimir Mikheyev.
Công ty này là nhà thầu phụ của loại máy bay không người lái này. Khi trả lời phỏng vấn, ông Mikheyev cho biết, loại máy bay không người lái mới còn chưa đặt tên này tương tự Thần Ưng của Trung Quốc.
Thần Ưng sử dụng radar tần số thấp dò tìm máy bay chiến đấu tàng hình như F-35, F-22 và máy bay ném bom tàng hình B-2. Trong khi đó, mục đích chế tạo của phần lớn máy bay tàng hình là để tránh hệ thống radar tần số cao.
Máy bay trinh sát không người lái tầm cao Trung Quốc do dân mạng đăng tải trên mạng |
Theo bài báo, máy bay không người lái Nga càng tiến thêm một bước, nó đã đưa vào thiết bị tác chiến điện tử phức tạp. Căn cứ vào thông tin trên trang mạng World Flight, "ông Mikheyev cho biết,
tập đoàn sẽ cung cấp một hệ thống tác chiến điện tử tổng hợp tích hợp sâu sắc, hệ thống này không chỉ cung cấp trường điện từ mang tính bảo hộ ở xung quanh máy bay để đối phó tên lửa không đối không, hơn nữa còn có thể tránh radar".
Vì vậy, nếu đây là sự thật, máy bay không người lái kiểu mới của Nga sẽ có thể phát hiện được máy bay tàng hình của Mỹ trong khi bản thân nó sẽ không bị phát hiện. Đây có thể là một tổ hợp nguy hiểm.
Một số người trong Quân đội Mỹ đã dự định trước được ngày mà máy bay tàng hình trở nên lỗi thời.
Ngay từ tháng 2 năm 2015 từng có bài báo cho biết, khi thảo luận máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Mỹ sẽ có hình dạng gì, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, năng lực tàng hình có thể bị đánh giá cao.
Mô hình máy bay trinh sát không người lái Nga tại Triển lãm hàng không quốc tế Moscow (MAKS-2015) |
Đô đốc Jonathan Greenert nói: "Anh chỉ có thể đi nhanh như vậy, anh biết năng lực tàng hình có thể bị đánh giá cao... Để chúng ta đối mặt với hiện thực đi, nếu trên không có thứ gì chuyển động nhanh, phá hoại phần tử và tản ra nhiệt lượng - tôi không quan tâm nhiệt độ động cơ thấp bao nhiêu, nó đều sẽ bị dò tìm được. Bạn biết rõ ý của tôi".
Điều này đã không phải lần đầu tiên Đô đốc Greenert nghi ngờ khả năng tồn tại lâu dài của công nghệ tàng hình. Chẳng hạn, trong một tài liệu năm 2012, ông cho rằng, năng lực tính toán tốt hơn cuối cùng sẽ làm giảm mạnh giá trị của tàng hình.
Căn cứ vào bài báo trên tờ tuần san "Thời báo Hải quân" Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert khi đó viết: "Những phát triển này hoàn toàn không báo trước sự kết thúc của tàng hình, nhưng chúng thực sự cho thấy tính hạn chế của thiết kế tàng hình...".
Dave Majumdar cũng cho rằng: "Nga và Trung Quốc đã bắt tay nghiên cứu chế tạo năng lực phòng không kiểu mạng lưới mới, cộng với radar mới vận hành ở tần số siêu cao (UHF) và tần số rất cao (VHF), những điều này rất có thể sẽ làm triệt tiêu đầu tư quy mô lớn của Mỹ trên phương diện máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Mô hình máy bay trinh sát không người lái Nga tại Triển lãm hàng không quốc tế Moscow (MAKS-2015) |
Máy bay chiến đấu tàng hình lớn nhỏ chỉ có được tối ưu hóa thì mới có thể đối phó với radar điều khiển hỏa lực cao tần vận hành ở các bước sóng ngắn KU, X, C và S".
Nhưng, hoàn toàn không phải ai cũng đều hoàn toàn đồng tình. Ví dụ, khi phản ứng bình luận của Đô đốc Jonathan Greenert về năng lực tàng hình của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu tương lai Mỹ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ, tướng Hawke Carlisle cho rằng, năng lực tàng hình sẽ tiếp tục "rất quan trọng".
Theo tờ "Thời báo Không quân", tướng Hawke Carlisle cho rằng: "Tàng hình là tốt, nhưng anh không thể chỉ có năng lực tàng hình. Anh phải tiến hành hội nhập, annh phải có các chức năng khác nhau ở toàn bộ dải tần. Nó sẽ là rất quan trọng. Nó sẽ không phải là thuộc tính quan trọng duy nhất, không phải bây giờ".
Máy bay chiên đấu tàng hình F-22, F-35, máy bay ném bom tàng hình B-2 Mỹ sắp lỗi thời? |