Tàu ngầm thông thường lớp Lada do Nga chế tạo. |
Ngày 20/12, tờ “Kommersant” Nga cho biết, Trung Quốc quan tâm tới phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm thông thường thế hệ thứ tư lớp Lada Type 677E kiểu mới nhất của Nga, đó là tàu ngầm lớp Amur Type 1650.
Được biết, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga và phía Trung Quốc đã ký hợp đồng khung hợp tác thiết kế và chế tạo 4 tàu ngầm loại này cho Trung Quốc.
Dự kiến, thời hạn ký kết hợp đồng chính thức có tổng trị giá 2 tỷ USD này sẽ không sớm hơn năm 2015. Điều này có nghĩa là, Trung Quốc có thể sẽ vượt lên tranh trước loại tàu ngầm này, trước Ấn Độ và Venezuela.
Một nguồn tin tại Nga thân cận Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga tiết lộ, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga đang đàm phán vấn đề hợp tác sản xuất tàu ngầm Amur-1650 với Trung Quốc.
Cuối tháng 8/2012, hai bên đã ký thỏa thuận khung, quy định sử dụng hình thức 2+2 để hợp tác thiết kế và chế tạo 4 tàu ngầm loại này cho Hải quân Trung Quốc, trong đó 2 chiếc sẽ chế tạo tại Nga, 2 chiếc khác sẽ chế tạo tại Trung Quốc.
Hơn nữa, giống với chương trình Ấn Độ có kế hoạch gọi thầu mua 6 tàu ngầm thông thường, phía Nga sẽ còn xuất khẩu công nghệ có liên quan.
Dự kiến, tỷ lệ linh kiện do Nga chế tạo trong sản phẩm cuối cùng được sản xuất tại Trung Quốc sẽ không hơn 30%, thời hạn ký hợp đồng chính thức có thể sẽ không sớm hơn năm 2015, số tiền cụ thể còn chưa tiết lộ.
Tàu ngầm lớp Amur Type 1650 Nga |
Một nguồn tin hiểu rõ tình hình khác ở Nga bổ sung thêm rằng, hợp đồng tàu ngầm này rất quan trọng đối với Nga, đã đưa lên vị trí đầu tiên trong danh sách các chương trình hợp tác với Trung Quốc do Tổng thống Nga chỉ định.
Căn cứ vào nguồn tin, hai bên có thể sẽ ký kết thỏa thuận bổ sung triển khai công tác giai đoạn 1 trước cuối năm nay. Hiện nay, nhà máy chế tạo của Nga tạm thời còn chưa khẳng định.
Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga từ chối đưa ra bình luận về thông tin có thể ký hợp đồng tàu ngầm với Trung Quốc.
Nhưng, vào trung tuần tháng 11/2012, ông Biryulin, phó Cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga đã trả lời phỏng vấn cho biết, Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga, trong các năm 2011-2012, đoàn đại biểu của hai bên đã nhiều lần thăm lẫn nhau, tìm hiểu lẫn nhau về cơ sở sản xuất và khả năng hiện có của các doanh nghiệp chế tạo và sửa chữa tàu thủy Trung Quốc và Nga.
Tàu ngầm diesel lớp Lada Type 677 do Cục thiết kế Trung ương Yakhont – thành phố St. Petersburg Nga nghiên cứu chế tạo, cuối thập niên 90, nhà máy đóng tàu Bộ Hải quân đã đặt lườn tàu, bắt đầu chế tạo 2 tàu ngầm loại này, năm 2005-2006 lại bắt đầu chế tạo 2 tàu ngầm khác.
Tàu ngầm lớp Amur Type 1650 Nga |
Loại tàu ngầm này dài 66,8 m, thân tàu chắc chắn, có đường kính 7,1 m, lượng giãn nước khi nổi là 1.765 tấn, khi lặn là 2.650 tấn, lặn sâu tối đa là 300 m, tốc độ lặn là 21 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 45 ngày, thời gian ở dưới nước dài nhất 25 ngày (sử dụng thiết bị AIP), trang bị tên lửa hành trình Club-S và các loại ngư lôi và thủy lôi (cơ số đạn là 18 quả), thuyền viên 35 người.
Chiếc tàu ngầm lớp Lada đầu tiên mang tên St. Petersburg đã được biên chế cho Hải quân Nga dùng thử từ tháng 5/2010, hiện đang tăng cường sử dụng.
Đầu năm nay, chương trình này bất ngờ đối mặt với mối đe dọa ngừng sản xuất, Tổng Tư lệnh Hải quân Nga khi đó, Đô đốc Vysotsky cho biết, Hải quân Nga không cần tàu ngầm Lada với hình thức hiện nay.
Sau dó, ông giải thích, nguyên nhân là do thiết bị động lực (động cơ) của tàu ngầm St. Petersburg không phù hợp với tính năng yêu cầu.
Nhưng, tháng 5/2012, tân Tổng Tư lệnh Hải quân Nga Chirkov quyết định, căn cứ vào phương án công nghệ kiểu cải tiến, khôi phục chế tạo hai tàu ngầm lớp Lada phiên bản sản xuất hàng loạt, lần lượt là tàu Kronstadt và tàu Sevastopol.
Ngoài ra, hiện nay còn đang chế tạo mẫu đầu tiên của động cơ không phụ thuộc vào không khí ngoài (AIP). Căn cứ vào dự đoán của Vysotsky, tàu ngầm AIP đầu tiên của Hải quân Nga có thể sẽ chế tạo xong vào năm 2014.
Tàu ngầm lớp Amur của Nga, được NATO gọi là lớp Lada. |
Nguồn tin hiểu rõ tiến trình đàm phán cho rằng, tàu ngầm Amur-1650 cung ứng cho Trung Quốc sẽ trang bị động cơ AIP do nước ngoài sản xuất. Các khách hàng nước ngoài yêu cầu trang bị động cơ do họ tự sản xuất, trên nền tảng động cơ Sterling.
Nguồn tin này từ chối chỉ rõ tên nước sản xuất động cơ AIP, chỉ cho rằng, ưu điểm nổi bật của động cơ Sterling là độc tính nhiêu liệu tương đối ít, mức độ an toàn sinh thái cao, mức độ tiếng ồn tương đối thấp.
Nhà đóng tàu Thụy Điển rất coi trọng những đặc điểm này, đồng thời sử dụng động cơ Sterling được công ty Kockums nghiên cứu chế tạo trong giai đoạn 1985-1990, nhiều nhất có thể lặn 20 ngày dưới nước.
Hiện nay, tất cả các tàu ngầm của Hải quân Thụy Điển đều đã trang bị động cơ Sterling, tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản cũng lắp đặt loại động cơ tương tự.
Tàu ngầm lớp Lada, Nga. |
Nguồn tin ở Nga nhấn mạnh, khách hàng Trung Quốc không thể sao chép tàu ngầm Amur-1650 của Nga, điều khoản hạn chế trong hợp đồng không cho phép như vậy. Hơn nữa, Trung-Nga còn chuẩn bị ký thỏa thuận quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.
Ngày 6/12, Phó Thủ tướng Nga Rogozin cũng cho biết, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu hoàn toàn chấp nhận tuân thủ bản quyền sở hữu trí tuệ của Nga, thỏa thuận có liên quan sẽ được ký kết trong thời gian tới.
Như vậy, Trung Quốc có thể đi trước Ấn Độ trở thành khách hàng đầu tiên của tàu ngầm Amur-1650. Đến nay, Ấn Độ vẫn được coi là nước nhập khẩu tiềm năng của loại tàu ngầm này, cuối năm 2011 Ấn Độ đã truyền đi thông điệp có kế hoạch chi 10,7 tỷ USD gọi thầu mua và sản xuất theo giấy phép 6 tàu ngầm thông thường.
Khi đó có bài báo cho rằng, Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga đã giới thiệu tàu ngầm Amur-1650 cho Ấn Độ, thậm chí đã đệ trình phương án hợp tác. Một trong những điều kiện gọi thầu là trang bị động cơ AIP, nhưng đến nay vẫn chưa tuyên bố chính thức bắt đầu đấu thầu. Trước đó, Venezuela cũng đã bày tỏ quan tâm tới tàu ngầm Amur-1650.
Tàu ngầm thông thường thế hệ thứ tư lớp Lada, Nga |
Gần đây, do xung đột biển Đông, Ấn Độ và Trung Quốc đã ở bên “rìa xung đột” do xung đột trên biển Đông, Công ty dầu khí nhà nước Ấn Độ (ONGC) và đối tác ở ĐNÁ hợp tác khai thác tài nguyên dầu khí ở biển Đông, trong khi đó, Trung Quốc đã tiến hành đòi hỏi chủ quyền vô lý đối với hầu hết biển Đông.
Để bảo vệ lợi ích của mình, Ấn Độ đã đe dọa điều tàu chiến tới khu vực tranh chấp. Chính phủ Trung Quốc cho biết, đến ngày 1/1/2013 họ sẽ tiến hành cái gọi là “kiểm tra cưỡng chế” đối với tàu thuyền nước ngoài tại khu vực này.
Makiyenko, phó chủ nhiệm Trung tâm phân tích công nghệ và chiến lược Nga chỉ ra, nền tảng của tàu ngầm thông thường Trung Quốc là tàu ngầm Type 877 và Type 636 do Nga chế tạo, sau khi Liên Xô sụp đổ, Hải quân Trung Quốc đã trang bị 12 tàu ngầm Type 877 và Type 636, hiện có tổng cộng 50 tàu ngầm thông thường.
Ngoài ra, Trung Quốc còn trang bị tàu ngầm nội địa có ngoại hình tiếp cận với Type 636, nhưng nhìn vào tình hình trên các phương diện, tiếng ồn của những tàu ngầm này tương đối cao, không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Quân đội Trung Quốc, có thể mua sắm tàu ngầm Amur-1650 chính là minh chứng tốt nhất.
Tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo, Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc. |
Makiyenko dự đoán, xét tới kế hoạch chuyển nhượng công nghệ, Nga có thể thông qua hợp tác nghiên cứu chế tạo tàu ngầm với Trung Quốc để có số tiền thu nhập thêm 2 tỷ USD.
Trong khi đó, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ tương đối yếu, hiện chỉ có 10 tàu ngầm lớp Kilo 636M do Nga chế tạo, 4 tàu ngầm HDW do Đức chế tạo và 1 tàu ngầm hạt nhân lớp Akula-2 (Chakra-2) Type 971 thuê của Nga.