Học giả Ấn Độ Brahma Chellaney ngày 21/12 bình luận trên Today Online, Trung Quốc sẽ phải trả giá cho những gì họ đã gây ra trên Biển Đông. Kể từ cuối năm 2013, Bắc Kinh đã điên cuồng lao vào bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông.
Học giả Chellaney Brahma, ảnh: koerber-stiftung.de |
Đây là điều đáng báo động vì những công trình này án ngữ yết hầu tuyến hàng hải thương mại trọng yếu quốc tế với khối lượng thương mại hàng năm qua đây khoảng 5,3 tỉ USD. Nhưng điều gây sốc hơn, nguy hiểm hơn lại là cho đến nay Trung Quốc đã chưa phải trả cái giá nào cho những hành vi của mình.
Tất nhiên cộng đồng quốc tế còn có nhiều điểm nóng phải quan tâm như cuộc khủng hoảng di cư bị thúc đẩy bởi tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông. Nhưng có một thực tế là, khi nào Bắc Kinh còn cảm thấy họ muốn làm gì thì làm mà không bị trừng phạt, họ sẽ tiếp tục quân sự hóa Biển Đông, làm dấy lên căng thẳng với các nước láng giềng và có thể dễ dàng gây ra xung đột ở châu Á.
Một khâu quan trọng trong chiến lược độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc là nạo vét, bồi đắp các thực thể lúc nổi lúc chìm thành các đảo nhân tạo. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân gần đây cũng thừa nhận, những thực thể này ở xa Trung Quốc.
Bắc Kinh vẫn khăng khăng rằng việc xây dựng cơ sở quân sự trên đảo nhân tạo là "cân thiết", và trên thực tế 3 trong số 7 đảo nhân tạo đã được xây dựng đường băng quân sự dài 3000 mét. Không quân Trung Quốc khi đặt tại đây có thể thách thức cả hải quân Hoa Kỳ trong khu vực.
Bằng cách quân sự hóa Biển Đông, Trung Quốc đang thúc đẩy thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ). Trung Quốc cũng thừa biết rằng, theo luật pháp quốc tế, yêu sách "chủ quyền" đối với hầu hết Biển Đông dựa trên cái gọi là "quyền lịch sử" rất yếu.
Đó là lý do tại sao Trung Quốc lại rất sợ và phản đối các cơ quan tài phán. Thay vào đó, Bắc Kinh chăm chăm tìm cách "kiểm soát hiệu quả" để tăng tính hợp pháp trong yêu sách (phi lý) của họ như dã từng làm ở dãy Himalay và những nơi khác.
Lính Trung Quốc, hình minh họa. |
Nhưng tham vọng của Trung Quốc bành trướng xuống Biển Đông còn nhằm mục đích tạo ra trật tự mới ở châu Á, nơi Trung Quốc làm trung tâm. Trong khi đó chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn còn đang do dự với việc đẩy mạnh chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương.
Trong thực tế, ngay cả khi Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nạo vét, xây dựng và quân sự hóa Biển Đông với quy mô, tốc độ chưa từng có sau khi đã tạo ra 1200 ha đảo nhân tạo, các quan chức Mỹ vấn nhấn mạnh rằng Biển Đông không nên "chiếm quyền điều khiển" quan hệ Trung - Mỹ?!
Cách tiếp cận yếu ớt này sẽ khiến chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc tiếp tục gây lo ngại, đau đầu cho các nước láng giềng nhỏ hơn trong khu vực. Các nước nhỏ ven Biển Đông hiểu rằng, một khi hai cường quốc Trung-Mỹ mặc cả với nhau, các nước nhỏ thường khó tránh khỏi thiệt hại.
Điển hình là cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012, Mỹ khi đứng ra làm trung gian môi giới cho hai bên rút tàu, Trung Quốc đã thừa cơ chiếm mất quyền kiểm soát bãi cạn. Mỹ chẳng làm gì cả, trong khi hai bên có hiệp ước đồng minh.
Nhưng không phải chỉ các nước nhỏ ở châu Á mới là đối tượng duy nhất phải lo lắng. Bởi với tầm quan trọng của Biển Đông, những rối loạn hiện nay có thể đe dọa an ninh khu vực. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục làm theo cách của họ, nước này sẽ ngày càng hung hăng hơn ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương chứ không chỉ BIển Đông.
Điều quan trọng nhất là nếu hành vi bắt nạt của Trung Quốc vẫn cứ được phép diễn ra, bất chấp mọi quy tắc và chuẩn mực quốc tế, một tiền lệ nguy hiểm sẽ được thiết lập.