Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản dẫn nguồn tin riêng ngày 10/5 đưa tin cho biết, chính quyền Bình Nhưỡng đã đề nghị phía Trung Quốc thuê lại 53.000 công nhân nước này đã rút khỏi khu công nghiệp liên Triều Kaesong hồi đầu tháng 4. Tuy nhiên, đối tác Trung Quốc đã từ chối.
Công nhân Triều Tiên làm việc tại Kaesong. |
Người ta tin rằng việc thiếu tiền mặt đã thúc đẩy Triều Tiên đưa ra đề nghị trên trong nỗ lực tìm cách duy trì nguồn ngoại tệ mạnh trong khi khu công nghiệp Kaesong sẽ còn đóng cửa trong một thời gian dài nữa.
Hiện khu công nghiệp Kaesong đã ngừng hoạt động hoàn toàn sau khi phía Hàn Quốc rút toàn bộ công nhân của mình ra khỏi nơi này hồi cuối tháng trước.
Phía Triều Tiên cho biết, 53.000 công nhân làm việc ở Kaesong đã trở về nhà của họ ở Bình Nhưỡng, Sinuiju và một số vùng khác sau khi chính phủ Bình Nhưỡng tức giận quyết định ngừng hoạt động của nó.
Nhưng nguồn tin trong chính quyền tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), nằm giáp biên giới Triều Tiên, nói với tờ báo Nhật Bản rằng một quan chức cấp cao của chính quyền địa phương Triều Tiên đã tới thăm thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh trong giữa tháng 4 và yêu cầu cho các công nhân nước này được phép làm việc tại Trung Quốc.
Nguồn tin cũng cho biết, các quan chức giải thích rằng các công nhân rút khỏi Kaesong là những lao động có tay nghề và sẽ hữu ích cho các ông chủ ở Trung quốc.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối lời đề nghị. Điều đó có thể bắt nguồn từ những lo ngại về về phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế do Bắc Kinh đã cam kết tuân thủ nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an LHQ tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên.
- Hoàn Cầu: Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam "đối phó Trung Quốc"
- 32 tàu cá TQ chạm trán tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa phải vòng tránh
- Báo Trung Quốc: Trên Biển Đông, Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất
- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đưa ra cam kết "lạc điệu" về Biển Đông
- Video: Toàn cảnh lễ diễu binh hoành tráng ngày 9/5 ở Quảng Trường Đỏ
- Học giả Mỹ: Đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp, ngớ ngẩn
- Trung Quốc giật dây Triều Tiên thu hút Mỹ để rảnh tay chiếm Biển Đông?
- Mỹ đuổi việc 17 nhân viên điều khiển tên lửa tại căn cứ Minot
- Philippines: 2 tàu hải quân Trung Quốc tiến sát Bãi Cỏ Mây, Trường Sa
- Bắc Kinh: Mỹ đang "chia rẽ" quan hệ Trung Quốc với các nước láng giềng
Nguyễn Hường (nguồn Asahi Shimbun)