Trường Kon Hà Nừng vươn lên đổi mới giáo dục

09/06/2020 06:17
Nguyễn Tây Hạ
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Học sinh của trường đa phần chăm ngoan, đa số học sinh con em người đồng bào Ba Na ở bán trú đến từ các làng, không có học sinh liên quan đến ma túy học đường.

Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Kon Hà Nừng (trước đây là trường Trung học cơ sở xã Sơn Lang) đóng chân tại làng Kon Hà Nừng thuộc xã Sơn Lang cách thị trấn huyện KBang khoảng 30km.

Sơn Lang là một xã vùng xa về phía đông của tỉnh Gia Lai nằm trên tuyến giao thông đến tỉnh KonTum và tỉnh Quảng Ngãi gần nhất về phía đông của tỉnh Gia Lai.

Vị trí của Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Kon Hà Nừng là trung tâm để thu hút học sinh phổ thông dân tộc thiểu số người đồng bào Ba Na nhiều làng thuộc các xã xa trung tâm huyện KBang như: xã Sơn Lang, xã Đăk Rong, xã Kon Pne, xã Sơ pai…

Trường Kon Hà Nừng vươn lên đổi mới giáo dục ảnh 2Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Kon Hà Nừng (Ảnh do tác giả cung cấp)

Trường mới thành lập từ năm 2017-2018 đến nay gần 3 năm phát triển, tính đến cuối năm học 2019-2020, Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Kon Hà Nừng có 10 lớp trong đó khối Trung học phổ thông là 4 lớp khối Trung học cơ sở là 6 lớp.

Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số Ba Na học tập, ăn ở bán trú tại trường (Trường bao gồm 02 cơ sở thuộc xã Sơn Lang trường cũ Trung học cơ sở Kon Hà Nừng cũ cách vị trí học trường học mới gần 1km là nơi học sinh đang ở bán trú);

Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ khang trang sạch đẹp.

Trường mới có 3 dãy nhà 2 tầng và nhà thi đấu đa năng riêng: 2 dãy 2 tầng 16 phòng: dùng để chuyên giảng day và học tập, phòng thí nghiệm Vật lí, 1 phòng Hóa - Sinh, phòng máy vi tính, phòng máy chiếu đa năng phòng lap, phòng Đoàn Đội, các trang thiết bị phục vụ cho dạy và học tương đối tốt.

1dãy là khu Hiệu bộ, thư viện, phòng chuyên môn, sinh hoạt hội họp,…vv.

Bao trùm vị trí trường Trung học cơ sở cũ có 4 dãy nhà cấp 4 trong đó có 3 dãy học sinh ở bán trú có nhà ăn và phòng y tế riêng.

1 dãy cấp 4 còn lại là khu ở tập thể giáo viên gồm 4 phòng. Có sân chơi bê tông rộng, khuôn viên hàng rào xây kiên cố;

Thành tích nổi bật: Chất lượng mũi nhọn, đã có học sinh giỏi tham gia cấp huyện, cấp tỉnh.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai điều động, tăng cường và biệt phái từ Trường Trung học phổ thông Anh Hùng Núp và Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh huyện KBang đã từng đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh luôn nhiệt tình, năng động với nhiều kinh nghiệm sáng tạo trong giảng dạy, giáo dục học sinh dân tộc thiểu số con em người đồng bào Ba Na;

Kết quả thi học sinh các giỏi môn văn hóa năm học 2018- 2019 đã có học sinh đạt các giải cấp huyện đối với học sinh Trung học cơ sở và các giải cấp tỉnh đối với học sinh trung học phổ thông.

Các hoạt động phong trào được duy trì thường xuyên, sôi nổi, hào hứng, cuốn hút học sinh đặc biệt là các hoạt động Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao từ cấp trường đến cấp huyện, cấp tỉnh.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đảm bảo an ninh trật tự trường học nhằm hưởng ứng phong trào "Xây trường học thân thiện, học sinh tích cực" được nhà trường quan tâm đẩy mạnh.

Học sinh đa phần chăm ngoan, đa số học sinh con em người đồng bào Ba Na ở bán trú đến từ các làng, không có học sinh liên quan đến ma túy học đường.

Mặc dù đang đứng trước những thách thức lớn, như: Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh với xã hội hiện đại công nghệ 4.0;

Trước tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn của các làng, các xã của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số… nhưng lãnh đạo nhà trường đã xác định đúng đắn những vấn đề cần ưu tiên cho sự phát triển đó là:

Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh theo cách tuyên truyền vận động thường xuyên hàng tuần trước cờ;

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học và công tác quản lý;

Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý dạy học, giáo dục đối tượng học sinh dân tộc thiểu số ở bán trú.

Luôn động viên đội ngũ giáo viên khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành sứ mệnh cao cả của nhà trường:

Tạo dựng một môi trường học tập, giáo dục có nền nếp, có chất lượng để học sinh có cơ hội học tập bình đẳng với học sinh các vùng trong huyện trong tỉnh.

Để thu hút được nhiều học sinh thuộc người dân tộc thiểu số đến trường ngày càng đông rất cần sự năng động nhiệt tình và nhiệt huyết trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ quản lý giáo dục và mỗi thầy cô giáo.

Mọi tổ chức hành động giáo dục toàn diện phát triển của nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục trong tương lai thật sự thành công hay không là phụ thuộc vào cái tâm, cái tài và cái tầm của những người làm công tác cán bộ quản lý giáo dục và những người làm công tác cán bộ chính quyền địa phương đứng chân tại địa bàn xã, huyện;

Tập thể giáo viên Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Kon Hà Nừng luôn đoàn kết, tự tin, và phấn đấu đủ kiến thức và kĩ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục vừa “dạy chữ” vừa “dạy người” của mình thu hút được nhiều lớp, nhiều thế hệ học sinh học dân tộc thiểu số đến với trường trong tương lai.

Nguyễn Tây Hạ