Hãng tin BBC Anh, Đài tiếng nói Đức và trang mạng “Đại kỷ nguyên” tiếng Trung ngày 6 tháng 10 đưa tin, quan chức cấp cao Hải quân Mỹ tiếp tục cảnh cáo Trung Quốc không được đe dọa sự ổn định của tình hình khu vực Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh Washington vẫn nỗ lực bảo vệ tự do đi lại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift |
Trong một cuộc báo ở Sydney, Australia, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift cho biết: “Tôi cảm thấy, một số nước lấy tự do của vùng biển quốc tế làm một thứ có thể tranh đoạt, xem nó là một thứ có thể thông qua phương thức định nghĩa lại luật pháp trong nước hoặc giải thích lại luật pháp quốc tế để cướp đoạt”.
Đồng thời, tiến hành cảnh cáo và hạn chế không cần thiết, đe dọa ổn định khu vực. Theo bài báo, bình luận này của ông Scott Swift đưa ra rõ ràng nhằm vào Trung Quốc.
Tại Australia, Đô đốc Scott Swift đã có bài phát biểu với những từ ngữ cứng rắn. Ông cho biết, Mỹ “giống như trước đây, vẫn nỗ lực cho bảo vệ tự do đi lại ở khu vực này”.
Ông cho biết thêm: “Một số nước tiếp tục phát đi những cảnh cáo thừa thãi, hạn chế tự do vùng biển ở vùng đặc quyền kinh tế của họ, chủ trương quyền lãnh hải không thống nhất, không phù hợp với (chủ quyền lãnh hải mà) Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (quy định). Xuất hiện loại xu thế phát triển này ở vùng biển có tranh chấp chủ quyền là đặc biệt tồi tệ”.
Có nguồn tin cho biết, Mỹ chuẩn bị điều máy bay, tàu chiến tuần tra khu vực đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng để khẳng định tự do đi lại và tự do bay ở Biển Đông, đồng thời khẳng định với cộng đồng quốc tế rằng, đảo nhân tạo sẽ không có vùng biển chủ quyền 12 hải lý như Trung Quốc tham lam. Tức là Mỹ sẽ đi đầu trong việc phá "giấc mơ" bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, điều này cần chờ quan sát. |
Scott Swift còn cho biết: “Đơn giản mà nói, chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi đi lại tự do của tất cả các nước ở vùng biển này. Những kinh nghiệm đau đớn trước đây làm cho chúng tôi biết, chối từ trách nhiệm và nghĩa vụ này, điều bị đe dọa sẽ vượt xa lợi ích biển của riêng một nước nào đó”.
Tháng 7 năm nay, Đô đốc Scott Swift từng ngồi lên máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon, đã tham gia tuần tra trên không dài 7 giờ ở Biển Đông.
Khi đó, tại Manila, ông cho biết, Mỹ không thừa nhận “bất cứ yêu sách lãnh thổ của bất cứ nước nào ở Biển Đông”, lập trường này sẽ không thay đổi.
Tháng trước, Trung Quốc đã bày tỏ “rất lo ngại” đối với việc một sĩ quan chỉ huy cấp cao Mỹ đề nghị Mỹ cần thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, điều máy bay và tàu chiến đến tuần tra ở khu vực đảo nhân tạo đã bị Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp).
Cuối tháng 9 năm 2015, Tập Cận Bình đại diện cho giới bành trướng Trung Quốc đến Mỹ đòi "chủ quyền" và "bảo vệ chủ quyền" Biển Đông |
Trung Quốc đã sử dụng vũ lực ăn cướp quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995…, nhảy vào gây tranh chấp, đòi chiếm hầu hết Biển Đông, bất chấp chủ quyền và các quyền lợi của các nước ven Biển Đông, hung hăng làm nóng vấn đề Biển Đông từ đó đến nay - PV.
Trung Quốc ngày càng đòi hỏi, áp đặt yêu sách chủ quyền lãnh thổ vô lý nhưng cứng rắn hơn, hung hăng hơn ở Biển Đông, thậm chí đẩy mạnh quân sự hóa bằng cách ra sức xây dựng các tiền đồn quân sự và tổ chức tập trận quy mô lớn đe dọa vũ lực ở Biển Đông - PV.
Theo bài báo, hành động trên của Trung Quốc đã gây “bất an sâu sắc” cho các nước láng giềng và Mỹ. Hàng năm, kim ngạch thương mại đi qua tuyến đường hàng hải Biển Đông lên tới 5.000 tỷ USD.
Ngày 30 tháng 9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã phát đi tín hiệu cứng rắn đối với Trung Quốc, cho biết Mỹ sẽ không chấp nhận việc đặt ra các hạn chế ở khu vực tranh chấp Biển Đông.
Mỹ luôn kêu gọi Trung Quốc chấm dứt công trình xây dựng đảo nhân tạo, quân sự hóa (bất hợp pháp) ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Philippines |
Trong thời gian các hội nghị của Liên hợp quốc lần thứ 70 ở New York, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và các nhà lãnh đạo ASEAN đã tổ chức hội nghị.
Khi phát biểu mở đầu, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết: “Mỹ ủng hộ các nỗ lực của các nước thành viên ASEAN trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định của Biển Đông”.
Ông cho biết: “Điều cần làm rõ là, Mỹ sẽ không chấp nhận những hạn chế đối với việc sử dụng hợp pháp tự do đi lại, tự do bay ở vùng biển này. Nguyên tắc này rất rõ ràng, quyền lợi của tất cả các nước phải được tôn trọng”.
Ngoài ra, Trung Quốc và Nhật Bản cũng tồn tại tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông. Nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát, trong khi đó, Trung Quốc thúc đẩy khai thác dầu khí ở “tuyến trung gian” do Nhật Bản đưa ra. Trung Quốc ngày càng tăng cường các hoạt động quân sự gây sức ép với Nhật Bản trong vấn đề tranh đoạt chủ quyền - PV.
Giới bành trướng Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. |