Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Jonathan Greenert |
Ngày 10/1, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Greenert công bố chiến lược mới triển khai hạm đội trên toàn cầu, lấy lý do “ứng phó với sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc và căng thẳng biển Đông”,
trong tương lai hơn 1/3 tàu chiến của Hải quân Mỹ sẽ được chuyển tới Tây Thái Bình Dương, nhưng phủ nhận sẽ dẫn đến tập kết hải quân quy mô lớn. Ông còn nói, Mỹ sẽ duy trì đối thoại, tiến hành giao lưu và hợp tác với Hải quân Trung Quốc.
Ông cho biết, Mỹ sẽ triển khai tuyến căn cứ hải quân từ Tokyo, Okinawa – Nhật Bản, Pusan - Hàn Quốc, Singapore đến Darwin – Australia; thông qua tăng cường hợp tác với các đồng minh, “duy trì sự ổn định của tình hình biển Đông và sự thông suốt của các tuyến đường biển”.
Ông cho rằng, tăng cường sức mạnh hải quân ở châu Á-Thái Bình Dương, sẽ không dẫn đến quân Mỹ chuyển dịch hay tập kết lực lượng quân sự to lớn, bởi vì “quân Mỹ đã liên tục ở đây (châu Á-Thái Bình Dương)”.
Tàu tác chiến duyên hải USS Independent của quân đội Mỹ |
Greenert tiết lộ, hiện nay Hải quân Mỹ có 285 chiếc tàu chiến đang hoạt động trên khắp thế giới,
tính đến ngày 10/1 có khoảng 50 chiếc tàu chiến và tàu ngầm đã đóng ở Thái Bình Dương, trong khi đó Trung Đông chỉ có 30 chiếc.
Ông cho biết, Hải quân sẽ tiếp tục nghiên cứu chiến lược của Obama, đưa ra sự điều chỉnh tương ứng, cho rằng hiện nay trạng thái của quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương rất tốt.
Tháng 12/2011, Iran đe dọa phong tỏa eo biển Hormuz, nhằm gây thiệt hại nặng nề cho vận chuyển dầu mỏ trên biển.
Greenert cho biết, trong thời điểm Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, sẽ không “lơ là đối với Trung Đông”,
cũng không có ý định chuyển hạm đội đi khỏi Trung Đông. Ông nói thẳng rằng:
“Nếu bạn hỏi điều gì làm tôi cả đêm khó ngủ, đó chính là xung đột tiềm tàng ở Hormuz và vịnh Péc-xích”.
Mỹ sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Tây Thái Bình Dương |