Ứng cử viên tranh cử Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. |
Wang Chin, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Đài Loan ngày 10/7 bình luận trên tờ China Times, Indonesia sẽ phản ứng như thế nào với các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông đã trở thành vấn đề nổi bật trong cuộc tranh luận giữa 2 ứng viên tranh cử Tổng thống.
Indonesia không có tranh chấp lãnh thổ lớn với Trung Quốc ở Biển Đông, ngoại trừ "bất đồng" về việc đường lưỡi bò Trung Quốc "đè" lên vùng biển của họ xung quanh quần đảo Natuna.
"Malaysia hy sinh yêu sách ở Biển Đông để làm thân với Trung Quốc"
(GDVN) - Kuala Lumpur đã hy sinh yêu sách của họ ở Biển Đông - Trường Sa để thúc đẩy lợi ích trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Prabowo Subianto, ứng cử viên của đảng cầm quyền Phong trào Indonesia vĩ đại không muốn làm kẻ thù của nước khác, nhưng ông nhấn mạnh các mối đe dọa từ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Prabowo ủng hộ một đường lối cứng rắn trong tranh chấp, đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng của Indonesia và tăng cường phòng thủ trên các đảo.
Joko Widodo là ứng viên của đảng Dân chủ Indonesia có một cái nhìn khác. Ông cho rằng Indonesia và Trung Quốc không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ngay cả khi có tranh chấp, 2 nước cũng nên giải quyết thông qua hoạt động ngoại giao.
Widodo từng là cựu Thống đốc Jakarta hy vọng đất nước ông có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hòa giải các xung đột lãnh thổ của khu vực với Trung Quốc.
Wang Chin nhận định, 2 ứng cử viên tranh cử Tổng thống Indonesia tập trung vào Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử đã nêu bật tầm quan trọng của Bắc Kinh trong chính sách quốc phòng, đối ngoại của họ.
Ứng viên Joko Widodo vận động tranh cử. |
Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc cũng có khả năng dẫn đến xung đột nhiều hơn trong khu vực. Indonesia e ngại vai trò ngày càng tăng của Bắc Kinh trong nền kinh tế, đặc biệt từ khi Trung Quốc nhập khẩu một lượng tài nguyên thiên nhiên lớn từ các nước Đông Nam Á.
Khi cả 2 ứng viên tranh luận rằng Indonesia có thể kiếm lời lớn hơn từ hoạt động xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, đây sẽ là vấn đề có thể làm phát sinh xung đột với Trung Quốc. Khi sức mạnh kinh tế của Trung Quốc tăng lên, phạm vi tranh chấp có thể mở rộng từ hàng hải lãnh thổ sang đầu tư và thương mại.
Trong khi đó những người Indonesia gốc Hoa đang ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền chính trị của quốc gia này. Đề nghị đóng vai trò một cây cầu thúc đẩy hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Indonesia sẽ tăng chủ nghĩa bảo hộ có thể dẫn đấn Indonesia quay lại chống ảnh hưởng của Trung Quốc và phải đối mặt với áp lực từ cộng đồng này.