"Huyền Chip cổ vũ cho những hành vi bất hợp pháp của thế giới tiến bộ"

26/09/2013 07:55
Liễu Phạm (Tổng hợp)
(GDVN) - "Tôi đã đọc nhiều đoạn trong cuốn sách của Huyền Chip... Tôi thực sự kinh ngạc vì kiến thức nhiều chuyện rất kém của Huyền. Chứng tỏ Huyền Chip không thận trọng. Chỉ cần đọc Huyền bị cái xe máy chạy tốc độ 100 km/h đâm vào chân là Huyền chả hiểu gì quy luật vật lí rồi. Cái chân gãy như vậy mà sau ba tuần lại leo núi thì hoàn toàn… bịa", nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho biết.
Cách đây không lâu, trên một diễn đàn, một thành viên có tên Hiếu nhận là Phó Giám đốc một công ty đang làm việc tại TP.HCM đã lên tiếng "kêu cứu" cho trường hợp em gái của anh. Theo đó, thành viên mạng có tên Hiếu cho biết: "Sau khi đọc xong Xách ba-lô lên và đi của Huyền Chip, em gái mình đang rất háo hức đòi đi... và mình đang rất lo lắng cho em gái mình. Vì coi một quyển truyện dựa trên một sản phẩm tưởng tượng như một bí kíp du lịch. Mình không muốn một điều đáng tiếc xảy ra khi một ngày nào đó mình đi làm về mà không thấy em gái ở nhà".
Thành viên mạng lên tiếng "kêu cứu" trên một diễn đàn. (Xem thêm các bài viết về cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi")
Thành viên mạng lên tiếng "kêu cứu" trên một diễn đàn.
(Xem thêm các bài viết về cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi")
PV Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đang liên hệ để tìm hiểu tường tận về câu chuyện mà thành viên mạng này đã phản ánh. Tuy nhiên, có thể thấy, việc cảnh báo về Xách ba-lô lên và đi không phải là vô căn cứ.

Như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trích dẫn, ngày 22/9, một thành viên mạng có tên Giáo Hoàng chia sẻ bài viết với tiêu đề "Tản mạn xung quanh Xách ba lô lên và đi" nhanh chóng thu hút sự quan tâm từ phía cộng đồng mạng. Dựa trên cái nhìn của cá nhân tác giả, nhưng với lập luận sắc bén, bài viết nhận được sự đồng tình của nhiều độc giả. Ngoài việc chỉ ra những góc độ tích cực của cuốn sách, cả những điểm bất hợp lý thì bài viết cũng cho rằng, cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi" là một cuốn sách nguy hiểm:
"Trốn vé Trong sách, có thể kể ra rất nhiều đoạn ma lanh quá mức của Huyền Chip. Khi vào đền Taj Mahal ở Ấn Độ, em giả làm người Ấn để mua vé với giá 20 Rupee thay vì mua vé 750 Rupee (15USD) dành cho người nước ngoài.
(Xem thêm các bài viết về cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi")
(Xem thêm các bài viết về cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi")
Tại Myanmar, em hai lần trốn vé tham quan với lý do sau: "Đáng lẽ chúng tôi phải mua vé giá $10 vào thăm cả khu chùa cổ. Nhưng chúng tôi không ai mua vé. Lý do không chỉ bởi chúng tôi muốn thử xem trốn vé như thế nào, mà còn bởi mọi người không muốn trả tiền cho Nhà nước Myanmar".
(Xem thêm các bài viết về cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi")
(Xem thêm các bài viết về cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi")
Không biết nhà nước Myanmar đã làm gì em để em phải như vậy? Đây là một vấn đề đặc biệt nguy hiểm về chính trị và ngoại giao mà có lẽ Huyền Chip chả lường được. Tại Ai Cập, Huyền Chip giả làm sinh viên để được mua vé giá rẻ. Một lần khác ở Ấn Độ, Huyền Chip làm giả thẻ để được vào một buổi họp báo. Một lần khác ở Ấn Độ, Huyền Chip có tư tưởng “làm thế nào để lên tàu mà không cần vé?”

(Xem thêm các bài viết về cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi")
(Xem thêm các bài viết về cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi")
Người Việt Nam đã đủ tiếng xấu trong mắt người nước ngoài rồi. Liệu chúng ta có cần thêm một “tấm gương sáng” như thế này để bạn bè quốc tế thêm ghét người Việt hay không? Vì sao “Xách ba lô lên và đi” là một cuốn sách nguy hiểm? Ngay từ bìa cuốn sách đã có dòng chữ khẳng định “đây là cuốn nhật ký hành trình”, tức là ghi chép những chuyện thực do người viết trải nghiệm. Tuy nhiên, nhiều tình tiết phi lý trong sách ví dụ như những mù mờ về việc xin visa, kiếm việc làm tại nước bạn đã cho thấy nội dung trong sách có những điểm được bịa ra như tiểu thuyết. Thực tình, nếu ngay từ đầu tác giả xác định đây là cuốn tiểu thuyết thì chắc chắn sẽ không có thắc mắc nào được đặt ra. Việc treo đầu dê bán thịt chó như vậy là rất không phải với bạn đọc. Như đã trình bày, điểm hấp dẫn ở cuốn sách là tinh thần dũng cảm “đi một mình”, “không có sự chuẩn bị trước”, đi chỉ với số tiền ít ỏi ban đầu và sau đó tự tìm việc và kiếm tiền để trang trải. Ngược lại, nếu chuyến đi được tài trợ, được o bế, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi thì nó cũng mất đi nhiều ý nghĩa vì nó không còn đơn giản dễ dàng đến mức ai cũng có thể làm được, để mà truyền cảm hứng tới các bạn trẻ. Từ tư tưởng tới hành động, Huyền Chip luôn xác định trốn vé, né mua vé, làm giả thẻ để được vào cuộc họp báo mà mình không được phép vào. Đây là tư tưởng xấu, vô kỷ luật nếu không muốn nói là vi phạm luật pháp nước sở tại. Hãy thử tưởng tượng một người nước ngoài tới Việt Nam du lịch mà lại trốn vé khi vào thăm Văn Miếu rồi về nhà viết sách khoe thành tích thì bạn cảm thấy thế nào? Đồng thời, việc này cũng nêu lên một ý nghĩa vô cùng xấu của việc đi du lịch bụi với ít chi phí, chẳng qua là nhờ trốn vé tàu xe, trốn vé tham quan. Một tấm gương như vậy liệu có đáng để tung hô, cổ súy và học theo?
Huyền Chip - tác giả cuốn Xách ba-lô lên và đi. (Xem thêm các bài viết về cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi")
Huyền Chip - tác giả cuốn Xách ba-lô lên và đi.
(Xem thêm các bài viết về cuốn sách "Xách ba-lô lên và đi")
Việc đi du lịch bụi theo kiểu tùy hứng “Đi bừa thế thôi. Không cần chuẩn bị gì đâu”, Xách ba-lô lên và đi là rất nguy hiểm, khác gì tự sát. Thân thể cha mẹ sinh ra, cần phải biết quý trọng chứ không nên vứt mình vào nguy hiểm một cách ngớ ngẩn. Đành rằng Huyền Chip có thể rất may mắn, nhưng đừng cứ tiếp tục đùa với vận may của mình như vậy. May mắn có tính chọn lọc, tức là tùy vào từng người, như ngạn ngữ Anh có câu “one man’s meat is another man’s poison”. Sách vẽ ra viễn cảnh màu hồng về thực tế nhưng sự thực không phải vậy. Có thể nhiều người cho rằng, đọc sách thì phải chọn lọc để cái gì tin, cái gì không tin. Hỡi ôi, đâu phải ai cũng đủ thông minh, tỉnh táo để nhìn nhận ra được như vậy. Mặc dù rõ ràng các bộ phim hành động là sản phẩm hư cấu, là đang đóng phim, mà như cuối phim Fast and Furious người ta vẫn phải có đoạn khuyến cáo, tạm dịch: “Các cảnh hành động có dính tới phương tiện xe cộ phản ánh trong phim là nguy hiểm. Tất cả các diễn viên đóng thế đã diễn trong môi trường có kiểm soát với những đội đóng thế chuyên nghiệp thực hiện trong những đoạn đường đóng. Không nên cố thử mô phỏng lại các màn hành động, lái xe hoặc nghịch xe như đã thể hiện trong phim”. Cẩn thận ra thì sách cần phải có phần khuyến cáo như vậy, một dạng “read at your own risk” để người đọc khỏi học theo một cách mù quáng. Nhưng tiếc thay, Huyền Chip còn quá trẻ, và ở Việt Nam hầu như cũng chưa có tiền lệ. Lại có một số người khác cho rằng tôi không sợ con em mình học theo vì nhà tôi rất gia giáo vân vân. Than ôi, cuộc đời trở nên màu hồng từ lúc nào vậy"."Cổ vũ cho những hành vi bất hợp pháp của thế giới tiến bộ"
Mới đây, nhà văn Nguyễn Văn Thọ là người từng có kinh nghiệm hơn 20 năm sinh sống ở nhiều nước trên thế giới cũng trả lời trên tờ giadinh.net.vn về vấn đề này. Cho rằng sách của Huyền Chip có những đoạn khá hay nhưng nhà văn Nguyễn Văn Thọ vẫn đưa ra quan điểm: Giới trẻ không nên đi du lịch một mình như Huyền Chip. Tuổi quá trẻ chưa đủ kinh nghiệm kĩ năng sống mà lang thang kiểu Huyền vừa đi vừa kiếm tiền là dễ sa vào cạm bẫy nguy hiểm. Tôi ủng hộ việc khám phá thế giới song nên đi có nhóm bởi hạn họa bất ngờ còn có người trợ giúp. Việc thân gái dặm trường với tuổi 20, 21 đi ra xứ người là dũng cảm song dễ đánh đổi tính mệnh và nhiều điều khác của mình. Hơn nữa, nó cổ vũ cho những hành vi bất hợp pháp của thế giới tiến bộ. “Chính sự thiếu chính xác nhiều chi tiết của cuốn sách làm giảm uy tín của nó. Bởi bạn đọc hôm nay cần sự chân thực của đời sống”, nhà văn quả quyết. Với tư cách là độc giả của Xách ba-lô lên và đi, ông cho biết: “Tôi đã đọc nhiều đoạn trong cuốn sách của em Huyền Chip... Tôi thực sự kinh ngạc vì kiến thức nhiều chuyện rất kém của Huyền. Chứng tỏ Huyền Chip không thận trọng. Chỉ cần đọc Huyền bị cái xe máy chạy tốc độ 100 km/h đâm vào chân là Huyền chả hiểu gì quy luật vật lí rồi. Cái chân gãy như vậy mà sau ba tuần lại leo núi thì hoàn toàn… bịa. Tôi hoàn toàn thất vọng về nghiệp vụ viết của Huyền Chip. Giá mà có một người giỏi biên tập, chỉ ra những ngớ ngẩn này thì cuốn sách nhiều chỗ hay đáng đọc”.

Về công việc làm thêm tại các sòng bài của Huyền Chip, nhà văn Nguyễn Văn Thọ cho biết đó không phải là công việc dễ dàng có thể xin được. Bởi theo ông, sòng bài ở các nước đều có những bí mật riêng nên việc tuyển chọn nhân viên phục vụ khá ngặt nghèo, họ thường tuyển người thân quen bản địa và không bao giờ nhận những người “ngoại đạo”.

Cũng trên tờ giadinh.net.vn, nhà thơ Vũ Quần Phương với kinh nghiệm nhiều năm sinh sống ở nước ngoài đã chỉ ra: Việc dùng visa du lịch sang lao động ở các nước có thể được coi là “lao động đen” và có thể chịu nhiều rủi ro từ chính việc làm này. Theo đó, nhà thơ bày tỏ thái độ khâm phục với chính những người dám thử thách như Huyền Chip. Nhưng với ông, những người như thế nên làm những việc hợp pháp. Và ông khuyên những ai muốn khám phá thế giới, hãy đi bằng con đường an toàn, được đảm bảo về mặt an ninh, pháp luật, dựa trên một công việc ổn định.
Liễu Phạm (Tổng hợp)