Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa gửi công văn khẩn đến Bộ Giao thông vận tải đề xuất được mua trực tiếp nhà ga T1, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Điểm đáng chú trong đề xuất này của Vietnam Airlines là Tổng công ty đề xuất mua trực tiếp theo quy định định giá hiện hành. Nói cách khác, nếu Bộ Giao thông vận tải đồng ý với đề xuất của Vietnam Airlines, thì nhà ga T1 sẽ thuộc quyền sở hữu và là một tài sản của Vietnam Airlines.
Trước đó tháng 2/2015, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet cũng có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải đề xuất được Bộ nhượng quyền khai thác thương mại toàn bộ nhà ga hành khách T1 tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong thời hạn 20 năm. Như vậy gần như cùng lúc có hai hãng hàng không nội địa cùng đưa ra đề xuất được quyền kinh doanh khai thác tại nhà ga T1. Vậy điểm khách nhau giữa đề xuất của Vietnam Airlines và Vietjet là gì?
Nhượng quyền một phần sân bay Nội Bài cho Vietjet sẽ tăng hiệu quả hoạt động ngươi dân được hưởng lợi. |
Thứ nhất về đề xuất của Vietnam Airlines, Tổng công ty đề xuất được mua trực tiếp nhà ga T1 theo quy định định giá hiện hành. Nếu sở hữu nhà ga T1 trên bình diện kinh tế Vietnam Airlines có quyền bán, trao đổi… nhà ga T1 cho đơn vị thứ 3 bởi lúc này nhà ga T1 đã là tài sản của doanh nghiệp.
Trong khi đó năm 2014 vừa qua Vietnam Airlines tiến hành tái cơ cấu khi bán 25% cổ phần ra bên ngoài, nhà nước chỉ nắm 75% cổ phần của Vietnam Airlines. Như vậy dù IPO thành công nhưng về bản chất Vietnam Airlines vẫn là doanh nghiệp nhà nước. Việc nhà nước bán tài sản sở hữu của nhà nước cho doanh nghiệp nhà nước để khai thác thì về cơ bản nhà nước vẫn quản lý khai thác nhà ga T1 và giống với mô hình hiện nay khi nhà ga T1 đang được giao cho Tổng công ty Cảng hàng không quản lý.
Thứ hai với đề xuất của Vietjet, hãng hàng không này đề xuất Bộ Giao thông vận tải được nhượng quyền khai thác nhà ga T1 có thời hạn. Như vậy Vietjet chỉ mua lại quyền khai thác kinh doanh trong khoảng thời gian, còn tài sản là nhà ga T1 vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, doanh nghiệp không được mua bán, trao đổi.
Khi giao cho doanh nghiệp tư nhân quản lý, như đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, lợi ích mang lại rất lớn khi nhà nước có ngay nguồn vốn đề tái đầu tư kết cấu hạ tầng. Đồng thời với bộ máy gọn nhẹ hoạt động hiệu quả doanh nghiệp tư nhân sẽ mang lại lợi nhuận lớn, tăng chất lượng dịch vụ và giảm giá thành dịch vụ qua đó mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân.
Trước đó trong buổi làm việc với các doanh nghiệp về việc triển khai xã hội hóa kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực hàng không, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý cho hãng hàng không Vietjet khai thác sảnh E nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài.