Giám khảo nữ quá nam tính còn giám khảo nam quá…nữ tính! Đây là một nghịch lý đã tồn tại ở Vietnam's Next Top Model từ khi nó xuất hiện ở Việt Nam đến nay. Hai giám khảo nam “trung thành” với chương trình là Nam Trung và Đỗ Mạnh Cường luôn tỏ ra vô cùng "nữ tính". Khán giả rất khó để có thể quen mắt với hình ảnh hai nam giám khảo của một chương trình thời trang mặc váy ngắn, vắt chéo chân! Phải chăng, muốn thể hiện cá tính thì đàn ông phải…mặc váy? Điều đáng nói là, trong một số tập phát sóng của chương trình, những bộ trang phục nam được đưa ra trình diễn cũng đều là…váy! Phải chăng, Vietnam's Next Top Model đang muốn phổ biến một kiểu thời trang lạ lùng và “đẳng cấp” đó là mốt “mặc váy” của đàn ông?
Đàn ông mặc váy mới thể hiện đẳng cấp? |
Sự nữ tính của hai vị giám khảo suốt ba mùa giải vừa qua khiến không ít người xem thấy nản. Trong khi các giám khảo nam quá nữ tính thì các nữ giám khảo của chương trình: từ Xuân Lan (mùa giải 2012) đến Thanh Hằng (mùa giải 2013) đều tỏ ra khá mạnh mẽ và nam tính. Họ sẵn sàng quát tháo, đánh…thí sinh. Phải chăng, việc “đổi giới tính” của các thành viên Ban giám khảo là cách để chương trình tạo sự chú ý?Lấy mạt sát để gây sự chú ý Đặc điểm nổi bật của Vietnam Next Top Model suốt ba mùa giải vừa qua là khai thác triệt để “mâu thuẫn” giữa giám khảo và thí sinh. Trong thông cáo báo chí gửi các phóng viên, Ban tổ chức thường “giật” vào những đoạn “kịch tính” khai thác tối đa mâu thuẫn giữa các thí sinh với nhau và giữa thí sinh với giám khảo. Tuy nhiên, cách khai thác này ít nhiều làm mất cảm tình của khán giả với chương trình. Đồng thời, nó khiến cho người xem có cái nhìn khác về nghề người mẫu nói chung và các thành viên trong Ban giám khảo nói riêng.
Thanh Hằng quá "nam tính" |
Nam Trung “mắng” một thí sinh rằng: “Làm make up nhục lắm hay sao phải đi làm người mẫu?” Có lẽ, khi nói câu này, Nam Trung quên mất rằng mình cũng là một thợ trang điểm “nhảy sang” làm giám khảo của chương trình suốt ba mùa giải qua! Các vị giám khảo nữ thể hiện sự đanh đá của mình một cách thái quá. Cả Thanh Hằng và Xuân Lan đều mạt sát thí sinh như những kẻ vô dụng. Thanh Hằng tát thí sinh vì thiếu cảm xúc! Cách nói “rặn” từng tiếng một của Thanh Hằng (và trước đây là Xuân Lan) khiến người nghe có cảm giác giám khảo quá kẻ cả, trịch thượng và thiếu văn hóa ứng xử. Phải chăng, trong nghề mẫu, đó được xem là cách đối xử “bình thường” giữa các người mẫu với nhau?
Thanh Hằng đánh thí sinh vì thiếu...cảm xúc |
Không chỉ thế, việc sắp xếp thiếu phòng đã trở thành truyền thống của chương trình khiến các thí sinh phải “cạnh tranh” nhau mới có chỗ ngủ! Việc thí sinh nói xấu nhau đã trở nên quá phổ biến trong chương trình. Chẳng hạn, trong tập 2 của Vietnam's Next Top Model 2013, Mâu Thanh Thủy được “thoải mái” bày tỏ việc “không có cảm tình” với các thí sinh đến từ miền Bắc như Kim Thoa!
Hay trong tập 6 vừa qua, chàng sinh viên của Đại Học Ngoại Thương Văn Kiên đã lên tiếng khẳng định bản thân anh đã có tình cảm sâu nặng với "đàn chị" Hà Thu. Trong chương trình, thí sinh Hà Thu cũng khẳng định, Văn Kiên là người trưởng thành hơn các chàng trai khác ở ngôi nhà chung. Cô cho biết mình cũng khá thích thú sự quan tâm của Văn Kiên dành cho "chị gái".
Những cách tạo “kịch tính” quá lố của chương trình khiến người xem phải đặt câu hỏi: Phía hậu trường của nghề người mẫu Việt có nhiều “góc khuất” đến vậy sao?Vietnam's Next Top Model 2013: tìm người mẫu hay quảng cáo? Có lẽ, chưa có chương trình truyền hình thực tế nào quảng cáo nhiều như Vietnam's Next Top Model. Tỉ mẩn đếm logo nhà tài trợ trên website của cuộc thi này, con số chính xác đến hiện tại là 16 nhà. 16 logo được dàn hàng ngang trên subbox dành riêng cho nhà tài trợ, không phân biệt kích thước, vị trí trước sau, trên dưới. Ngoài thời lượng quảng cáo của nhà đài, cả chương trình là một chuỗi các quảng cáo tinh vi. Ngôi nhà chung ở tập 2 là một khu chung cư được quay cận cạnh từ trong ra ngoài, từ cao xuống thấp. Nội thất các phòng ở của thí sinh cũng được giới thiệu đầy đủ (có cả thương hiệu của một nhãn hàng nội thất). Máy quay luôn quay cận cảnh “quà tặng” của các thí sinh có đủ cả thương hiệu của các hãng mỹ phẩm “tài trợ” cho chương trình… Chiếc áo thí sinh mặc cũng in thương hiệu của một cơ sở thể hình ở thành phố Hồ Chí Minh… Không chỉ có vậy, các phần thưởng được giám khảo nhắc đi nhắc lại đến phát ngấy cũng là một cách PR khá tinh vi cho các nhà tài trợ. Việc quảng cáo quá nhiều làm cho chương trình mất đi tính chuyên nghiệp. Đồng thời, nó cũng khiến người xem nghi ngờ về mục đích thực sự của chương trình là quảng cáo chứ không phải đi tìm người mẫu chuyên nghiệp!.
Quốc Khánh