Vụ diễn viên Hồng Hà:Kẻ đội lốt bầu sô mới ăn chia với gái gọi cao cấp

27/05/2012 15:31
Lê Huyền
(GDVN) - Chuyện nữ diễn viên, người mẫu Hồng Hà bị bắt vì bán dâm được cho là phần nổi của tảng băng chìm, là phần rất nhỏ bị phanh phui từ khoảng tối khá lớn trong giới showbiz. Vì thế có nhiều ý kiến cũng cho rằng phải chăng có sự bắt tay nào đó giữa "gái gọi" là nghệ sĩ với người quản lý của họ. Với kinh nghiệm và góc nhìn của mình, đạo diễn, bầu sô Nguyễn Thành Kong đã đưa ra nhiều kiến giải cho bạn đọc về hiện tượng này.
- Thưa ông, mấy ngày qua dự luận đang xôn xao về việc người mẫu Hồng Hà bị bắt vì tội bán dâm với giá nghìn USD. Bản thân là một đạo diễn và là bầu sô hoạt động lâu dài trong nghệ thuật, ông có thấy bất ngờ về điều này?

Nói bất ngờ thì tôi không bất ngờ lắm, bởi việc người mẫu, ca sĩ hay hay một nghệ sĩ  nào đó đi vào đường dây gái gọi cao cấp, hay nói rõ hơn là bán dâm thì nó tiềm ẩn, xảy ra từ lâu rồi. Tôi nhớ, vấn đề này đã được dư luận chú ý từ đầu những năm 2000 với nhiều trường hợp.

- Theo ông những nguyên nhân nào dẫn tới việc một số người mẫu sa vào con đường này?

Đạo diễn Nguyễn Thanh Kong cho cho biết anh từng đạt giải C về đạo diễn chuyên nghiệp năm 2007, bản thân ngoài là bầu sô, anh còn tham gia diễn xuất và tổ chức một số chương trình nghệ thuật cùng các nghệ sĩ như Quyền Linh, Mỹ Linh, Hoài Linh. Anh cũng từng quản lý một công ty về truyền thông, sự kiện.
Tôi nghĩ mọi sự đều bắt đầu từ việc quản lý và đào tạo.
Chúng ta có thể thấy, hiện nay mình chưa có một đề án gì đào tạo người mẫu. Tất cả người mẫu đều được lựa chọn một cách bột phát, chỉ đơn giản là có ngoại hình, có chiều cao, đường nét, khuôn mặt… là có thể làm người mẫu. Việc tuyển chọn một người làm mẫu cũng vô cùng đơn giản. Có thể có một bầu sô nào đó đi trên đường họ ghé vào các quán cà phê, hay đi về vùng sâu, vùng xa, thấy một người nào đó nằm trong tầm ngắm họ, thế là tiếp cách tiếp cận rồi mời về làm mẫu.  Nhất là trong thời buổi truyền thông hiện đại như hiện nay, có thể thổi một cô gái bán trà đá thành một người mẫu, và khi đã được dư luận chú ý nhiều, qua công nghệ hình ảnh bắt mắt, thì trở thành môt "người mẫu" theo kiểu đó rất dễ.
Đạo diên Nguyễn Thành Kong: Tiền là một ranh giới mong manh và vì tiền mà con người rất dễ rơi vào cạm bẫy và sa ngã.
Đạo diên Nguyễn Thành Kong: Tiền là một ranh giới mong manh và vì tiền mà con người rất dễ rơi vào cạm bẫy và sa ngã.
Chính những người mẫu đó làm ảnh hưởng đến giới văn nghệ sĩ rất nhiều. Cái thuật ngữ “xướng ca vô loài” ngày xưa có vẻ không công bằng, không đúng với những người làm nghệ thuật, nhưng rõ ràng phải có lửa thì mới có khói. Tôi tin các bậc cha mẹ bây giờ khi muốn cho con cái đi vào các trường lớp nghệ thuật thì cũng sẽ cân nhắc, suy nghĩ rồi sợ con gái mình có thể lầm đường lạc lối, mang tiếng như cô người mẫu vừa bị bắt kia hay không. Vì thế, để có được 1 người mẫu chính quy và tài năng thật sự hiện nay rất là khó. 

Thứ nữa điều tôi muốn nhận mạnh ở đây lòng tham. Tiền là một ranh giới mong manh và vì tiền mà con người rất dễ rơi vào cạm bẫy và sa ngã.
- Nhưng nếu nói về chuyện tài chính thì thu nhập của người mẫu đâu có thấp để họ dễ sa ngã?

Tôi nghĩ nếu nói về tài chính một cách chân chính thì thật ra tiền cát-xê trên sàn diễn không là bao nhiêu, số tiền đó có thể không đủ cho họ xài, không đủ cho họ mua son phấn. Đối với một số người mẫu có sô diễn liên tục thì không nói, nhưng đâu có phải ai cũng được như vậy. Người mẫu nào sô diễn thì ít mà vẫn có xe hơi, nhà lầu… thì thử hỏi tiền ở đâu ra? Điều đó cũng tương tự như lương một số cán bộ công chức nhà nước thì ít nhưng họ vẫn có cuộc sống dư giả vậy thôi.

- Ông có nghĩ người mẫu thu nhập thấp là do sự phân chia cát-xê với bầu sô không được công bằng? Và liệu có sự "ăn chia" giữa người một mẫu làm gái gọi với ông bầu của họ hay không?

Không có chuyện "ăn chia" như bạn nói giữa nghệ sĩ và ông bầu đâu, và đó không phải lý do của tình trạng này. Tôi nghĩ không bao giờ có chuyện đó mà chỉ là một cái ranh giới rất mong manh khi người ta tham tiền, lòng tham của con người sẽ làm mất đi đạo lý thôi. 

Thường thì những người mẫu khi đi làm gái gọi cao cấp sẽ không bao giờ đứng ra nhận sô mà phải thông qua trung gian. Trong khi một bầu sô thực sự đúng nghĩa chỉ lo ăn ở, biểu diễn, hoạt động nghệ thuật cho họ. Còn việc người mẫu đi bán thế này thế kia chỉ có thể thông qua một trung gian gọi là cò  thôi.

Ông bầu chỉ có tổ chức nghệ thuật, biểu diễn. Còn nếu có xảy ra thì đó là sự biến tướng mặt trái của cuộc sống, nó thuộc về đạo lý. Nếu như ông bầu mà đứng ra móc nối cho người này người kia mua bán dâm thì nó thuộc về tệ nạn xã hội mất rồi, không phải vấn đề nghề nghiệp nữa.

- Trên thực tế hiện nay hầu như tất cả các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đều có riêng cho mình một bầu sô quản lý. Vậy tại sao vẫn có hiện tượng người mẫu trở thành gái gọi cao cấp, liệu có phải là các bầu sô chưa làm tốt công việc quản lý của mình?

Tôi nghĩ quản lý ở đây chỉ là quản lý công việc chứ không quản lý về việc riêng tư. Chúng ta phải hình dung rằng có hai dạng quản lý đó là chuyên nghiệp và quản lý không chuyên nghiệp (chỉ là chân sai bảo, dùng để nhận sô, bốc sô). Quản lý chuyên nghiệp thì không hề đơn giản. Người quản lý phải làm hết tất cả mọi việc. các ca sĩ, nghệ sĩ chỉ đến  giờ là hát, đi biểu diễn và lấy tiền. Tuy nhiên, những hoạt động của các ca sĩ, người mẫu đi đâu làm gì, ăn gì... thì đâu thể quản lý!

- Nhưng về nguyên tắc là ông bầu thì phải có trách nhiệm giữ hình ảnh đẹp cho người mà họ nhận làm quản lý chứ?

Điều này có chứ, nhưng cái này chỉ làm được khi hai bên hợp tác với nhau và luôn cố gắng giữ hình ảnh đẹp.

- Theo ông, người quản lý, bầu sô cần phải như thế nào để góp phần ngăn chặn khi một số người mẫu đang đi vào con đường gái gọi cao cấp?

Tôi nghĩ, nếu ông bầu và nghệ sĩ là chỗ thân tình, chỗ bạn bè thì cực chẳng đã chỉ là góp ý với nhau. Còn nếu ông bầu có bản lĩnh nghề nghiệp một khi đã thấy nghệ sĩ mình có dấu hiệu, hoặc nghi ngờ mà nó làm mang tiếng cho ông bầu, làm mất đi cái cái tiếng đẹp của mình thì có thể tuyên bố thẳng thắn là tôi không hợp tác nữa.

Tuy nhiên, bệnh của giới nghệ sĩ hiện nay là hiếm khi nghe được ông bầu nói mình là ai và đang đứng ở vị trí nào. Họ lúc nào cũng nghĩ mình đang ở cái giá này. Khi đi biểu diễn thì đưa ra giá này, giá khác mà quan trọng là không biết mình đang đứng ở vị trí nào trong xã hội.

- Cách đây một thời gian dài có một người mẫu đã tố dâm các đồng nghiệp. Tôi nghĩ bản bản thân các người mẫu đang hành nghề việc này có thể họ có thể nhận ra điều đó và rút lui để tránh một kết quả không tốt đẹp nhưng dường như họ đang quên đi dư luận? 

Thì đấy, do người mẫu ngày nay được tuyển một cách sơ sài, đơn giản, không có một tiêu chuẩn nào về học thức, trình độ, đạo lý, và đặc biệt là kiến thức bị hạn chế nên đâu có nhận ra. Tuy nhiên khi vướng vào một hai lần mà không ai biết trong lương tâm cũng muốn thoát ra lắm chứ.  Nhưng liệu có thoát được không và  ai cho thoát đây. Chúng ta phải hiểu là đằng sau nó luôn có một thế lực ngầm mà mình không thể thoát ra được, nên họ lại cứ sa ngã vào.

- Ông đánh giá như thế nào về đạo đức nghề nghiệp của những người mẫu đã có những hoạt động bán dâm, gái gọi?

Tôi cho rằng, thuần phong mỹ tục của nước mình nói mà nói tới mại dâm là chuyện tế nhị kín đáo và không thể chấp nhận được. Nhưng nhu cầu xã hội, chuyện sinh lý nó có nên nó vẫn thuộc về ranh giới là đồng tiền, đó là cạm bẫy.

Tuy nhiên, những người dẫn thân vào nghệ thuật mà lại đi bán dâm thì không thể chấp nhận được. Nó làm ảnh hưởng đến anh em nghệ sĩ và tới các người mẫu khác, đôi khi một con sâu có thể làm rầu một nồi canh. Vì vậy hễ cứ nghe người mẫu là người ta nghĩ tới mại dâm, gái gọi cao cấp… cái này chỉ là một phần nhỏ thôi. Vi vậy ai đã bị lộ thì nên chịu trách nhiệm nhận tội, để không làm ảnh hưởng đến người khác. Chúng ta nên nói cho công bằng, chỉ một vài người xấu thì chỉ nói ở một vài người đó, không thể vơ đũa cả nắm.

- Theo ông, vậy chúng ta có thể gọi mối quan hệ giữa những bầu sô và người mẫu làm gái gọi cao cấp là mỗi quan hệ gì? 

Tôi nghĩ mối quan hệ giữa họ là mỗi quan hệ lợi dụng nhau với nhau. Khi đó sàn diễn người mẫu là thứ yếu còn hoạt động mại dâm là chủ đích ngay từ đầu, và như vậy thực chất là đội lốt bầu sô. Cũng như người mẫu đó cũng chỉ là gái mại dâm đội lốt mà thôi.

- Ông có nghĩa rằng sau khi vụ việc người mẫu Hồng Hà bị vỡ lở thì việc các người mẫu làm gái gọi cao cấp có giảm đi hay không?

Tôi cho rằng, nếu không bắt thì căn bệnh này nó sẽ lan ra. Cô Hồng Hà sống tốt, có xe hơi, nhà lầu thì sẽ tồn tại sự ghanh đua với cô. Và họ sẽ tìm cách để chơi cho bằng chị bằng em. Đó cùng là một bệnh sĩ của người nghệ sĩ. Và tình trạng này khó chấm dứt lắm, xã hội cần là có, nó vẫn còn âm ỉ mãi.

- Ông có thể chia sẻ suy nghĩ về cuộc sống của người nghệ sĩ hiện nay?

Tôi thấy, các nghệ sĩ họ khá bận rộn, một mặt cũng bởi các kênh truyền thông phát triển khá mạnh nên người mẫu có thể làm diễn viên, làm MC, ca sĩ… Họ đang bị cuốn theo công việc nhưng còn chất lượng của công việc không có. Tuy nhiên nghệ sĩ cũng có cái khổ khi bị chú ý quá nhiều. Ví dụ như cô Hồng Hà bị bắt đó, khi cô là người mẫu thành gái gọi cao cấp thì tất cả soi vào, nhưng nếu cô là một người bình thường thì chuyện bắt một gái mại dâm có khi không ai quan tâm đâu. 

Cái phức tạp của cơ chế thị trường, anh phải có cái này, cái kia tạo nên phức tạp của giới nghệ sĩ. Có một số nghệ khi ra sân khấu với ánh hào quang và ra ngoài cuộc sống cũng đòi phải sang trọng như thế. Nhưng với một số nghệ sĩ khác, sân khấu và đời thường là hai lĩnh vực khác nhau, ngoài cuộc sống họ giản dị, bình thường. Và tôi thích những người như vậy.

- Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Lê Huyền