Tân Hoa xã ngày 7 tháng 8 đăng bài viết của Thiếu tướng Trần Hổ, chuyên gia quân sự Trung Quốc chuyên viết bình luận về lĩnh vực quân sự. Sau đây là nội dung bài viết:
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Trung Quốc |
Gần đây, trên các trang mạng, truyền thông thường nhìn thấy một số thông tin về đơn đặt hàng xuất khẩu vũ khí lớn của Trung Quốc. Từ ban đầu Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đến sau đó Pakistan, Thái Lan muốn mua tàu ngầm thông thường Trung Quốc, rồi đến Argentina cân nhắc mua sắm máy bay chiến đấu Kiêu Long, gần đây trên mạng lại có tin Iran muốn mua máy bay chiến đấu J-10 với số lượng khá lớn.
Một loạt những thông tin này khiến người ta nghĩ đến một từ đó là "giếng phun" (bùng nổ). Từ này được sử dụng không ít trong những năm gần đây, bao gồm nghiên cứu khoa học, sản xuất của Trung Quốc có sự bùng nổ, nghiên cứu chế tạo vũ khí loại mới kiểu giếng phun v.v...
Những thông tin này cũng gây phán đoán, phải chăng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đặc biệt là xuất khẩu vũ khí tiên tiến đã bước vào thời đại "giếng phun" (bùng nổ)?
Những thông tin về việc Trung Quốc xuất khẩu vũ khí, nhất là vũ khí tiên tiến đã gây phấn chấn cho dư luận Trung Quốc, làm cho họ kỳ vọng việc xuất khẩu vũ khí này có thể thực sự bước vào thời đại bùng nổ, cho dù là nhỏ.
Nhưng, đằng sau những thông tin đó lại có những trắc trở gây rất nhiều thất vọng, "hy vọng càng lớn, thất vọng càng lớn".
Tàu ngầm thông thường Type 039B Hải quân Trung Quốc |
Xuất khẩu vũ khí, đặc biệt là vũ khí cao cấp có liên quan đến các lĩnh vực với nhân tố trên nhiều phương diện, và mọi người thường nghĩ tới nhiều hơn là nhân tố công nghệ và giá cả.
Trên thực tế, đằng sau 2 nhân tố quan trọng này là một loạt nhân tố như nhân tố thị trường truyền thống, nhân tố tài chính, nhân tố ngoại giao. Những nhân tố này đều ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu vũ khí cao cấp ở mức độ khác nhau.
Nếu xem xét từ nhân tố trên các phương diện này, trước hết một điểm đáng chú ý là một loạt các thông tin và động thái đã cho thấy Trung Quốc đã có tiến bộ dài trên lĩnh vực công nghệ và trên phương diện giá cả.
Không có sự đột phá về công nghệ, muốn bước vào thị trường vũ khí cao cấp sẽ hầu như không thể. Nếu không có hệ thống vũ khí phòng không "hàng đầu thế giới" như HQ-9 thì không tồn tại tin tức Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu hệ thống phòng không của Trung Quốc.
Tương tự, nếu không có máy bay thế hệ thứ ba nội địa như J-10, không có tàu ngầm động cơ thông thường "trình độ hàng đầu thế giới" thì những đơn đặt hàng lớn này thực sự căn bản không có nền tảng vật chất tồn tại. Những thông tin này cho thấy sự tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-10 Không quân Trung Quốc |
Đồng thời, trong tình hình tiến bộ công nghệ, Trung Quốc vẫn có thể duy trì ưu thế giá cả truyền thống của mình, làm cho Trung Quốc nổi bật hơn trên phương diện tỷ lệ giữa hiệu suất và giá, trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh của các nước lớn xuất khẩu vũ khí truyền thống.
Nhưng, nếu nhìn từ góc độ lịch sử, trên phương diện các nhân tố ảnh hưởng khác, Trung Quốc thực sự ở vào một trạng thái bất lợi.
Ở góc độ thị trường vũ khí truyền thống, hiện nay, khách hàng nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới không phải là thị trường vũ khí truyền thống của Trung Quốc. Những thị trường vũ khí này về cơ bản bị một số ông trùm xuất khẩu vũ khí, một số nước lớn chia phần độc quyền.
Ở góc độ tài chính, rõ ràng so với một số ôm trùm vũ khí truyền thống và nước lớn xuất khẩu vũ khí, công cụ tài chính có thể sử dụng của Trung Quốc có hạn hơn.
Trên phương diện ngoại giao, Trung Quốc và các ông trùm xuất khẩu vũ khí truyền thống có sự khác biệt về bản chất. Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao "phát triển hòa bình", "chưa từng lấy xuất khẩu vũ khí để mưu cầu một số lợi ích khác".
Máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất |
Chính sách ngoại giao này làm cho xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc có một ưu thế là không kèm theo nhiều điều kiện chính trị, ngoại giao, nhưng cũng đã gây ra một số khó khăn và vấn đề cho xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc: "Sự lựa chọn đối với khách hàng của Trung Quốc thường sẽ chặt chẽ hơn, không đơn thuần là xuất khẩu để kiếm tiền".
Cân nhắc tới các nhân tố trên rất nhiều phương diện, nhìn vào trạng thái hiện nay và sự kỳ vọng thì phải khẳng định là: trong ngắn hạn sự trông đợi đối với xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc, nhất là vũ khí cao cấp phải là "đột phá", chứ không phải "bùng nổ".
Đối với nước lớn đang phát triển như Trung Quốc, đối với ngành công nghiệp quân sự đang tìm tòi phát triển tiến lên, Trung Quốc còn phải đi con đường rất dài, cần phải tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, cần tích lũy rất nhiều sức mạnh. Trong tình hình này, nếu cố để có thể đạt được bùng nổ về xuất khẩu thì có thể sẽ bị thất vọng, thậm chí có ảnh hưởng tiêu cực.
Theo Trần Hổ, Trung Quốc cần có sự phát triển vững chắc, tập trung sức mạnh đột phá từ một hoặc một số phương diện. Trước hết thực hiện đột phá về xuất khẩu vũ khí cao cấp, sau đó tiếp tục từng bước mở rộng thành quả, chứ không phải là bùng nổ mang tính bùng phát bất ngờ, đây có lẽ là một mục tiêu thực tế hơn.
Máy bay huấn luyện L-15 Trung Quốc |
Đồng thời đối với hiện tượng như vậy, bất kể là truyền thông, dân mạng hay những người yêu thích quân sự, đều cần có thái độ thực tế, sáng suốt và bình tĩnh hơn để nhìn nhận xuất khẩu vũ khí cấp cao của Trung Quốc. Nếu thực hiện được đột phá về xuất khẩu vũ khí cấp cao thì thời đại "giếng phun" sẽ là một tương lai có thể nhìn thấy.