Theo đề án, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nêu rõ, mục tiêu của Đề án là hình thành mạng lưới các trường cao đẳng chất lượng cao có đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cụ thể, sẽ ưu tiên hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ cho những trường cao đẳng đã được lựa chọn có năng lực đào tạo tốt, gần với các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao.
Từng bước mở rộng đào tạo các ngành, nghề đã thí điểm đào tạo theo chương trình, giáo trình được chuyển giao từ nước ngoài trong giai đoạn 2014 - 2016 có học sinh, sinh viên tốt nghiệp được đánh giá, công nhận văn bằng, chứng chỉ bởi các tổ chức giáo dục đào tạo có uy tín của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế.
Đồng thời, tổ chức đào tạo các ngành, nghề trọng điểm theo 20 bộ chương trình, giáo trình được chuyển giao từ nước ngoài trong giai đoạn 2017 - 2020.
Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 70 trường cao đẳng được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao; trong đó, 3 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển thuộc nhóm G20 và 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4.
Bộ Lao động đề xuất 5 tiêu chí đánh giá trường cao đẳng chất lượng cao (Ảnh minh họa: Báo Chính phủ) |
5 tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao
Dự thảo đề xuất 5 tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao:
1. Về quy mô đào tạo, trình độ học sinh sinh viên và dịch vụ hỗ trợ học sinh, sinh viên trong đào tạo;
2. Về đào tạo gắn với nhu cầu người sử dụng lao động;
3. Về đội ngũ nhà giáo;
4. Về chương trình đào tạo và cơ sở vật chất, trang thiết bị;
5. Về quản trị nhà trường và hội nhập quốc tế.
Trong đó, về quy mô đào tạo, trình độ học sinh sinh viên và dịch vụ hỗ trợ học sinh, sinh viên trong đào tạo, theo dự thảo, quy mô đào tạo tối thiểu 2.000 học sinh, sinh viên; trong đó ít nhất 50% học sinh, sinh viên học các nghề trọng điểm (tính theo số học sinh, sinh viên quy đổi);
Học ngành gì để không thất nghiệp? |
Trên 90% học sinh, sinh viên nghề trọng điểm được đánh giá đạt tốt nghiệp hàng năm theo ngân hàng đề thi chung.
Học sinh, sinh viên nghề trọng điểm quốc gia đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; học sinh, sinh viên nghề trọng điểm quốc tế đạt chuẩn trình độ tin học quốc tế theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài.
Học sinh, sinh viên nghề trọng điểm đạt trình độ ngoại ngữ B1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu (bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam) hoặc tương đương.
Môi trường học tập thân thiện, có chất lượng và các dịch vụ hỗ trợ học sinh, sinh viên hoạt động hiệu quả.
Về đào tạo gắn với nhu cầu người sử dụng lao động, theo dự thảo, 80% học sinh, sinh viên trong vòng một năm sau tốt nghiệp có việc làm phù hợp với nghề/chuyên ngành được đào tạo. Trong đó:
Nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế đạt ít nhất 90%. Ít nhất 75% doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động khẳng định trình độ của học sinh, sinh viên tốt nghiệp từ trường hiện đang làm việc tại doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu công việc.
Tỷ lệ thời gian đào tạo thực hành cao (ít nhất 60% tổng thời gian đào tạo), nội dung thực hành gắn với môi trường làm việc thực tế.
Bên cạnh đó, thường xuyên hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề để thúc đẩy đào tạo hợp tác, bao gồm cả hoạt động kết hợp đào tạo tại trường với đào tạo tại doanh nghiệp.
Cung cấp, tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho người lao động của doanh nghiệp trong và ngoài nước; các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo, cán bộ quản lý của các trường về kỹ năng nghề, tổ chức đào tạo…