Phó Giáo sư Thái Bá Cần – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG), kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng đại học của tập đoàn đã thẳng thắn chia sẻ những nhận định như trên.
Vào đầu năm 2019, Tập đoàn NHG đã quyết định thành lập Ban Đại học và Hội đồng Đại học, nhằm điều hành và quyết định chiến lược phát triển của các trường đại học thành viên, bao gồm: Trường Đại học Gia Định (GDU), Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU), Trường Đại học Hoa Sen (HSU) và Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng (HIU).
Sinh viên Trường Đại học Hoa Sen hoc với các giảng viên người nước ngoài (ảnh: NHG) |
Việc hệ thống giáo dục đại học của NHG gia tăng mạnh mẽ cả về chất lượng lẫn số lượng trong vòng 3 năm qua, đã khẳng định một điều: Nhờ vào xã hội hóa với tiềm lực tâm huyết, giáo dục đại học tư thục đang phát triển nhanh chóng, có khả năng thực hiện tốt các sứ mệnh giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.
Thay đổi quan niệm về giáo dục tư thục
Trong một thời gian dài, tại Việt Nam, giáo dục công lập đóng vai trò chủ đạo, được tạo điều kiện bồi dưỡng, xây đắp các nguồn lực về tài chính, con người và cơ sở vật chất. Vì thế, quan niệm trường tư thục ít nhiều còn xa lạ, chưa nhận được sự tín nhiệm từ phía xã hội.
Giáo sư Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen, thành viên Hội đồng đại học NHG cho rằng, điều khó khăn nhất của trường tư thục, chính là thay đổi quan điểm của xã hội, cụ thể là của phụ huynh và học sinh về chất lượng giáo dục tư thục.
“Quan điểm đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của việc tuyển sinh cho các trường ngoài công lập. Chúng ta phải làm sao gây dựng lòng tin, không gì cụ thể hơn từ các hoạt động giáo dục như: Kiểm định chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học…”
Muốn làm được những điều đó, chúng ta cần tập trung các tiềm lực về tài chính, nguồn nhân lực.
Đồng thời, Giáo sư Quỳ còn nói rằng, HSU là thành viên của Tập đoàn NHG, tập đoàn rất am hiểu về giáo dục, có triết lý riêng, triết lý giáo dục nhân bản chứ không như nhiều người nghĩ là Trường tư thục thì cứ đơn thuần là làm kinh doanh.
Giáo sư Mai Hồng Quỳ đề nghị: Tập đoàn có cơ chế hỗ trợ hàng dọc về mặt chuyên môn trong cách quản lý. Điều này rất cần để phát triển một trường đại học, mà không phải trường nào cũng có được.
Đáp ứng các tiêu chí quốc tế hóa
Được biết, Hội đồng đại học NHG bao gồm 18 thành viên, ra đời nhằm tham mưu chiến lược phát triển khối đại học NHG, công tác chuyên môn của các trường thành viên.
“Tôi và các thành viên Hội đồng đại học của NHG rất tán thành khẩu hiệu “Đại học quốc tế của người Việt” của HSU, bởi vì tôi nghĩ hiện nay, một trong những vấn đề của giáo dục Việt Nam là chảy máu nguồn lực rất lớn của phụ huynh, của xã hội, để cho con em mình đi học ở nước ngoài” – Giáo sư Mai Hồng Quỳ cho biết.
Trong khi đó, Phó Giáo sư Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng cảm nhận được trọng trách phải quốc tế hóa trường đại học đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
“Quốc tế hóa sẽ đóng góp cho chất lượng, thương hiệu của trường và sứ mệnh của tập đoàn. Việc thành lập Hội đồng đại học cũng giúp chia sẻ nguồn lực tốt nhất, đầu tư hiệu quả nhất, giúp tạo ra những chiến lược phát triển hay nhất cho các trường thành viên, trong đó có HIU.” – thầy Hồ Thanh Phong chia sẻ.
Cùng với các trường thành viên khác, HIU sẽ có tiềm lực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, một thứ được cấu thành bởi nhiều yếu tố là: Con người (giảng viên, sinh viên giỏi), cơ sở vật chất…
Giáo sư Mai Hồng Quỳ khẳng định: HSU sẽ phát triển theo 3 tiêu chí, là: Đại học ứng dụng, đại học thông minh và đại học quốc tế.
Trong đó, xu hướng quốc tế hóa không chi thể hiện ở việc liên kết đào tạo, sử dụng các chương trình giáo dục tiên tiến, khai thác các giáo trình mang tính quốc tế cao, gửi sinh viên theo học hay thực tập ở nước ngoài, mà còn bao gồm HSU sẽ trở thành nơi học tập lý tưởng cho sinh viên nước ngoài.
Trong tương lai, HSU sẽ mở thêm các ngành, nghề mới, đáp ứng các tiêu chí của yêu cầu quốc tế hóa như hiện nay.