Trong ký ức của vị giáo già, hình ảnh sáu người học trò vốn là sáu vị tướng lừng lẫy của đất nước vẫn hằn sâu trong từng câu chuyện, nếp nghĩ.
Hơn bốn năm sau lần gặp mặt trong căn hẻm số 98 đường Nguyễn Văn Thoại (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), xuân Đinh Dậu, tôi gặp lại, ông vẫn còn minh mẫn nhận ra người quen cũ dù đã bước qua tuổi 88.
Người thầy đặc biệt ấy là Đại tá Doãn Mậu Hòe, nguyên Hiệu trưởng Trường văn hóa quân Khu 5, Hiệu phó trường quân sự quân khu 5.
Ông là một trong 20 người vừa vinh dự đón nhận danh hiệu “công dân Đà Nẵng tiêu biểu” vì những công lao đóng góp cho sự nghiệp trồng người và khuyến học.
Cơ duyên làm thầy của sáu vị Tướng
Nhìn bên ngoài, ít ai ngờ rằng, vị giáo già sống giản dị, đơn sơ trong căn nhà cấp bốn ọp ẹp kia lại là thầy của sáu vị tướng lừng lẫy chiến công của dân tộc.
Lục lại trí nhớ đã già nua, ông kể tên sáu người học trò. Đó là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Thượng tướng Song Hào, Trung tướng Lê Quang Đạo, Trung tướng Phạm Ngọc Mậu và Thiếu tướng Phạm Kiệt.
Vẫn nâng niu những kỷ vật xưa của một thời hoa lửa, từ chiếc bút kim sinh, mũ rơm đến quyển giáo án đã bạc màu thời gian, ông lặng lẽ vuốt ve từng thứ một.
Với ông, đó là những “bảo vật” gắn liền với cuộc đời binh nghiệp qua hai cuộc trường chinh của dân tộc.
Hơn 50 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày đứng lớp, giảng bài cho sáu vị tướng vẫn in đậm trong tâm trí vị giáo già. Ảnh: An Nguyên |
“Mấy chục năm đã trôi qua nhưng kỷ niệm về những ngày đứng lớp, dạy các anh vẫn làm tôi nhớ mãi”.
Ông vẫn gọi các học trò của mình là anh bởi ngày đó, thầy Hòe mới chỉ là cậu thiếu úy, tuổi đời còn trẻ.
Bí mật C1X6 và kế hoạch đào tạo sỹ quan quân đội nòng cốt |
Còn học trò đều là những vị tướng kinh qua bao trận chiến, giữ chức vụ quan trọng trong quân đội.
Kể về cơ duyên được làm thầy các vị tướng, ông nói: “Hồi đó, do tôi đã tốt nghiệp lớp đệ tứ (tương đương lớp 12) nên Tổng cục chính trị cử tôi đi học lớp bồi dưỡng giáo viên trợ lý văn hóa.
Sau khi tốt nghiệp, tôi được phân công nghiệm vụ về dạy bổ túc văn hóa cho các đồng chí lãnh đạo ở Tổng cục chính trí, Hậu cần, Tham mưu...”.
Với “kho” kiến thức vượt trội, anh thiếu úy Doãn Mậu Hòe được cấp trên giao phó nhiệm vụ là dạy kiến thức văn hóa (ba môn: Toán, Vật lý và Hóa học) cho sáu vị tướng.
Ngày đầu tiên đứng lớp, thầy giáo trẻ đứng bối rối ở cửa gần ba mươi phút, không dám bước vào.
Nhưng rồi tính cách cởi mở, gần gũi của các vị tướng đã động viên thầy giáo trẻ mạnh dạn hơn.
“Thấy tôi cứ rụt rè, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mới động viên: ở trường thì chúng tôi gọi giáo viên là thầy, thầy cứ gọi chúng tôi là anh.
Còn lúc ra thao trường thì trở lại là thủ trưởng và đồng chí. Từ đó, tôi mới tự tin để dạy học cho các Tướng” ông kể.
Hơn 5 năm đứng giảng cho sáu vị tướng đã để lại trong tâm trí vị giáo già những kỷ niệm không bao giờ phai.
Đó là những ngày cùng Thủ trưởng ra tận chiến trường dạy học hay theo các Tướng về từng đơn vị kiểm tra huấn luyện chiến sĩ.
Dù ở đâu, trong điều kiện nào thì việc học của các Tướng vẫn phải đảm bảo, duy trì liên tục.
“Có nhiều Thủ trưởng tuổi đã cao, từng bị địch bắt tra tấn, tù đày nên trí nhớ không còn được như người thường.
Do đó, tôi phải thường xuyên kèm cặp, nhắc bài cũ để các anh ấy không quên”.
Với mỗi anh học trò, ông lại sáng tạo một cách truyền đạt riêng, gần gũi và dễ hiểu.
Kỷ niệm làm ông nhớ mãi là lần mang theo sách vở cùng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vào Quảng Bình kiểm tra tình hình thực tế.
“Dọc đường hành quân, thầy – trò ăn ở, sinh hoạt cùng nhau, xem nhau như anh em.
Ban ngày, anh Thanh đi thực tế, làm việc với các đơn vị. Còn ban đêm, hai thầy trò lại vùi đầu vào sách vở” thầy Hòe xúc động nói.
Nể phục nhân cách sống của các vị Tướng
Quãng thời gian “cùng ăn, cùng ở và cùng dạy – học” với sáu vị tướng đã tôi rèn cho anh thiếu úy trẻ sớm trưởng thành.
Mãi đến bây giờ, cuộc sống của ông cũng phần nào bị “ảnh hưởng” bởi nhân cách sống của sáu học trò ấy.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:"Tôi tự hào với quân hàm “binh bét” |
Ông tâm sự: “Mình là thầy dạy văn hóa, còn các thủ trưởng lại dạy cho mình nhân cách sống.
Các anh ấy sống giản dị và gần gũi lắm. Dù là những vị Tướng nắm giữ các chức vụ trọng yếu của đất nước, chỉ huy hàng triệu người nhưng vẫn ngồi ăn cơm dưa cà với lính.
Thầy – trò chia nhau từng mẫu lương khô dọc đường hành quân”.
Ông nhớ lại, cứ mỗi dịp ngày Hiến chương nhà giáo (20-11), cả sáu anh học trò lại tổ chức một bữa cơm gia đình thân mật mời thầy giáo trẻ đến dự.
“Bữa cơm Tướng” nhưng cũng đạm bạc với canh rau, chén cà như bao gia đình khác. Mọi người ăn cơm, nói chuyện rất vui vẻ.
Lúc tiễn tôi ra về, mỗi người lại tặng một món quà. Đó không phải là những thứ hàng xa xỉ mà bây giờ người ta hay tặng nhau.
Quà chỉ là cục xà bông, chiếc khăn mặt và có khi là kem đánh răng, bàn chải...” ông Hòe xúc động nói.
Năm 1966, khóa học kết thúc, ông nhận được lệnh đi B (vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị).
Ngày chia tay, thầy – trò, thủ trưởng – đồng chí ôm chầm lấy nhau. Ai cũng ngẹn ngào, rơm rớm nước mắt.
“Sau này, khi biết đoàn xe của tôi bị trúng bom trên đường hành quân. Tướng Lê Quang Đạo đã điện vào quân khu 4 để hỏi thăm tin tức.
Nghe tin cả đoàn xe 32 người đều hy sinh, các anh ấy đã lập bàn thờ tôi ngay tại trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi (ông Hòe có một thời gian dạy ở đây)”.
Hơn 50 năm trôi qua, dưới sự dìu dắt, dạy dỗ của ông, nhiều thế hệ đã trưởng thành, nối nghiệp cha anh bảo vệ tổ quốc.
Về hưu, dù tuổi đã già nhưng ông vẫn tham gia Hội khuyến học, lập các quỹ học bổng giúp đỡ học sinh nghèo.
Ông cũng là người đề xuất mô hình “tiếng kẻng an ninh”, giúp người dân và các đội dân phòng kịp thời phát hiện, bắt giữ nhiều vụ trộm cắp, gây rối an ninh trật tự khu phố.