Người đồng cảm, kẻ chê bai
Sáng 17/8, thanh niên Phùng Đức Ninh (sinh năm 1990, quê Lương Tài, Bắc Ninh) khiến nhiều người bất ngờ khi trưng biển xin việc rất "lạ" tại khu vực đường Cầu Giấy (đoạn ngã tư giao đường Láng– Hà Nội).
Dòng tin được viết rõ nét trên khổ giấy lớn với nội dung: “Tôi vừa tốt nghiệp. Tôi đã là Bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi liên hệ conanbn90@gmail.com”.
Đức Ninh cho biết, trong thời gian học liên thông tại Đại học Điện lực, cậu đã cưới một cô vợ cùng quê và cả hai vừa đón cô con gái nhỏ.
Sinh viên trưng biển xin việc, kiếm thu nhập "mua sữa cho con". (Ảnh: Báo Đời sống và Pháp luật) |
Giải thích cho cách xin việc “lạ” này, Đức Ninh cho biết, cuộc sống của vợ chồng cậu hiện đang rất khó khăn. Bản thân mong muốn có công việc, thu nhập để phụ giúp gia đình.
“Ngày tôi là một sinh viên, từng nộp đơn xin việc nhiều nơi nhưng không được người ta chấp nhận. Bây giờ cũng vậy... Trong khi đó tôi lại vừa mới có con nhỏ nên hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn.
Tôi muốn có công việc, kiếm được thu nhập, nuôi được con gái tôi…”, Đức Ninh chia sẻ.
Ngay lập tức hành động "lạ" của cử nhân này trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của người đi đường, là đề tài bàn tán của dư luận.
Không ít người tỏ ra cảm thông với cậu sinh viên nghèo, nỗ lực kiếm tiền phụ giúp gia đình. Nhưng cũng có kẻ chê bai, khinh rẻ hành động trên.
Đừng vội chê trách người khác
Về việc này, hôm 18/8, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà - Phó trưởng khoa công tác thanh niên Học viện thanh thiếu niên Việt Nam cho rằng, cần nhận định vấn đề ở hai phương diện (xã hội và giáo dục) để có cái nhìn khách quan.
Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà. (Ảnh Minh Thường/Giáo dục Việt Nam) |
“Về góc độ xã hội, tôi cho rằng, chúng ta không nên vội chê trách hành động của cậu sinh viên này là thiển cận, thiếu suy nghĩ....
Bởi lẽ mỗi người có một cách tìm việc khác nhau trong hàng trăm nghìn cách tìm việc.
Bên cạnh đó, chúng ta phải cảm thấy đau xót thực sự. Bởi, trong hàng trăm nghìn cử nhân đang thất nghiệp, đã có bạn nào dám đứng ra đường, dũng cảm nói rằng “tôi cần việc”, hoặc “hãy tuyển tôi đi", như thế hay chưa?
Hay những người đó, sau khi tốt nghiệp, liền vứt tấm bằng cử nhân trong tủ, khóa chặt vì bệnh sĩ diện hão và không muốn đi xin việc theo cách như vậy?
Tôi nghĩ nhà quản lý nên suy nghĩ lại khi nhìn vào những hình ảnh này. Bởi lao động gắn liền với thu nhập là nhu cầu bức thiết của con người", Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà cho hay.
Cũng theo Tiến sĩ Hà, sự việc trên cũng là hồi chuông
"Anh ta đứng cầm biển ngoài đường để xin việc, chứ anh ta có làm điều gì trái pháp luật, trái đạo đức con người đâu? Anh ấy đang cố gắng kiếm cho mình một công việc ! Và anh ấy thậm chí đã phải chọn cái cách không giống ai để làm điều đó. Đó là nỗ lực của anh ta", Thạc sĩ Nguyễn Cao Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. |
cảnh báo về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của chúng ta đang có vấn đề, cần phải thay đổi.
"Câu chuyện cũng cho thấy sự thất vọng, bất lực của nam sinh này đối với xã hội, nền giáo dục nước nhà hiện nay.
Sự việc của cậu sinh viên này cùng với cả trăm nghìn cử nhân thất nghiệp hiện nay, cũng phản ánh một bức tranh giáo dục, đào tạo, việc làm của chúng ta có vấn đề.
Có nghĩa là giữa việc đào tạo và sử dụng lao động không song hành với nhau.
Điều này xuất phát từ việc đào tạo nguồn nhân lực tràn lan, không gắn với thực tế, dẫn đến việc chất lượng lao động thấp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.
Vấn đề nằm ở chỗ, nhà quản lý phải thiết kế chương trình giáo dục, tổ chức chương trình giáo dục phù hợp với sự phát triển, để cử nhân ra trường có thể đảm đương được công việc được giao...”, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà đề nghị.