Đã ở tuổi "xưa nay hiếm", Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Phạm Minh Hạc từng là thuyền trưởng chèo lái con thuyền giáo dục Việt Nam vượt qua bao khó khăn trong những năm đầu thời kỳ đổi (Bộ trưởng Bộ Giáo dục 1987-1990). Tuy nhiên, ông không chọn cách nghỉ ngơi vui đùa với con cháu, mà vẫn theo đuổi con đường nghiên cứu cho sự nghiệp trồng người.
Sau nhiều lần hẹn nhưng ông quá bận, phóng viên Giaoduc.net.vn đã có buổi trò chuyện với ông về giáo dục nước nhà. Ông nói: "Bác chỉ có 30 phút tiếp cháu thôi nhé, từ 10h-10h30, sau đó còn bận tiếp đoàn khác, chiều còn phải quay truyền hình cho chương trình cuối năm". Ông vốn là người làm việc khoa học, chính xác đến từng giờ và ngày nào cũng như ngày nào, sáng từ 8-10h chiều 14h-15h ông dành thời gian cho việc viết sách, nghiên cứu, còn lại là thời gian thư giãn, tập thể dục và trả lời báo chí.
Gặp ông tại phòng khách, tuy không phải là lần đầu tiên tôi được ngồi trò chuyện nhưng không khí, cảm giác khác nhiều những lần trước. Có lẽ là do không khí xuân đã cận kề? Nâng chén trà nóng, ông nói: "Cuối năm báo chí hỏi nhiều lắm, nào là tổng kết cuối năm, lương giáo viên, thưởng tết, kỳ vọng… nhưng bác vẫn áy náy và thương cho tụi học trò bây giờ, chúng nó sống trong thời kỳ sung túc về vật chất nhưng không vì thế mà lại sung sướng".
GS Phạm Minh Hạc cho biết, chuyện học sinh ngày trước và bây giờ sướng hay khổ chỉ là quan niệm. Ảnh XT |
Phóng viên: Thưa Giáo sư, vậy có nghĩa học trò bây giờ khổ hơn thời trước?
Học trò bây giờ sướng hay khổ?
Theo bạn, học trò bây giờ sướng hay khổ (so với thế hệ trước, hoặc so với nước ngoài, hoặc dựa trên một tiêu chí nào đó tùy bạn chọn v.v.)?
Hãy cùng viết bài, góp ý kiến để đối thoại, thảo luận với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về chủ đề này.
Thậm chí, bạn có thể đặt câu hỏi cho một nhà chuyên gia nào mà bạn đề nghị, BBT sẽ tập hợp để gửi đến chuyên gia đó. Trân trọng! (ví dụ: đặt câu hỏi cho GS Ngô Bảo Châu, GS Nguyễn Lân Dũng v.v.)
BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài viết, ý kiến, câu hỏi
GS Phạm Minh Hạc: Tất nhiên sướng hay khổ vốn là một quan niệm khó có đáp án chung, tùy theo cách nghĩ của từng người. Nhưng theo tôi thì học sinh bây giờ không sung sướng dù điều kiện vật chất hơn thế hệ trước rất nhiều.
Theo bạn, học trò bây giờ sướng hay khổ (so với thế hệ trước, hoặc so với nước ngoài, hoặc dựa trên một tiêu chí nào đó tùy bạn chọn v.v.)?
Hãy cùng viết bài, góp ý kiến để đối thoại, thảo luận với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về chủ đề này.
Thậm chí, bạn có thể đặt câu hỏi cho một nhà chuyên gia nào mà bạn đề nghị, BBT sẽ tập hợp để gửi đến chuyên gia đó. Trân trọng! (ví dụ: đặt câu hỏi cho GS Ngô Bảo Châu, GS Nguyễn Lân Dũng v.v.)
BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài viết, ý kiến, câu hỏi
Ngay như chuyện học sinh các cấp phải học thêm quá nhiều. Thời tôi làm ở Bộ Giáo dục & Đào tạo thì vấn đề dạy thêm, học thêm có tính ép buộc rồi lại thu tiền hoàn toàn không có. Thời đó chỉ có một khái niệm là lớp phụ đạo cho những học sinh yếu kém; cả việc bồi dưỡng cho học sinh giỏi cũng vậy, tất cả đều tự nguyện và không lấy tiền.
Như vậy là như nhiều người vẫn quen nói: Do thời buổi kinh tế thị trường đã chi phối một phần nguyên nhân của thực trạng dạy thêm, học thêm, thưa Giáo sư?
GS Phạm Minh Hạc: Không nói thế được! Các nước phương Tây cũng kinh tế thị trường nhưng không bao giờ có chuyện dạy thêm, học thêm kiểu như mình. Đối với các nước tiên tiến, họ đều có một thời kỳ tư vấn tâm lý cho trẻ để thấy được sự cần thiết cho tinh thần học tập của trẻ, ghi nhận mong muốn của trẻ trước khi tới trường và có hình thức phân loại sớm. Tôi ví dụ như ở Đức, trẻ được phân loại sau khi đã học xong lớp 5, sẽ có hai hướng rõ ràng, một hướng đi theo con đường nghiên cứu - lý thuyết, một hướng đi theo thực hành (các trường nghề). Hay như ở Pháp quá trình này diễn ra sau lớp 7, ở Anh là sau lớp 10.
Vấn đề dạy thêm, học thêm ở phương Tây rất hiếm, có lẽ ở một số nước châu Á là còn nặng nề việc này. Ngay như tại Nhật Bản, một đứa trẻ cùng tuổi với một đứa trẻ tại Mỹ có thể thời gian học phải nhiều hơn 4-5 tiếng/ngày.
Nhưng bảo học thêm là do "kinh tế thị trường" thì không đúng. Chúng ta cần có ra một suy nghĩ đúng, một phương pháp suy nghĩ khoa học, lý tính để nhìn nhận đúng bản chất chuyện dạy thêm, học thêm.
Vậy theo giáo sư, nguyên nhân là do đâu?
GS Phạm Minh Hạc: Việc dạy thêm, học thêm như hiện nay xảy ra do chương trình học được cấu tạo nặng nề - điều này rất đúng, nhưng chưa đủ.
Chuyện dạy thêm còn bắt nguồn từ việc mải mê làm ăn của một số gia đình, bố mẹ ít dành thời gian cho con nên phải tìm người để lấp chỗ trống sự vắng mặt của bản thân bố mẹ.
Ngoài ra, ngày càng nhiều bố mẹ sẵn có tiền quá kỳ vọng vào con em mình từ rất sớm, có khi sự kỳ vọng đó vượt quá sức của một đứa trẻ. Họ nghĩ con mình học nhiều sẽ trở thành thần đồng, trở thành thiên tài... (Về chuyện cho con học nhiều hay ít, bạn đọc tham khảo câu chuyện dạy con của bố mẹ GS Ngô Bảo Châu)
Nhưng bảo học thêm là do "kinh tế thị trường" thì không đúng. Chúng ta cần có ra một suy nghĩ đúng, một phương pháp suy nghĩ khoa học, lý tính để nhìn nhận đúng bản chất chuyện dạy thêm, học thêm.
Vậy theo giáo sư, nguyên nhân là do đâu?
GS Phạm Minh Hạc: Việc dạy thêm, học thêm như hiện nay xảy ra do chương trình học được cấu tạo nặng nề - điều này rất đúng, nhưng chưa đủ.
Chuyện dạy thêm còn bắt nguồn từ việc mải mê làm ăn của một số gia đình, bố mẹ ít dành thời gian cho con nên phải tìm người để lấp chỗ trống sự vắng mặt của bản thân bố mẹ.
Ngoài ra, ngày càng nhiều bố mẹ sẵn có tiền quá kỳ vọng vào con em mình từ rất sớm, có khi sự kỳ vọng đó vượt quá sức của một đứa trẻ. Họ nghĩ con mình học nhiều sẽ trở thành thần đồng, trở thành thiên tài... (Về chuyện cho con học nhiều hay ít, bạn đọc tham khảo câu chuyện dạy con của bố mẹ GS Ngô Bảo Châu)
Học nhiều có phải là khổ không, thưa Giáo sư?
GS Phạm Minh Hạc: Một đứa trẻ ở tuổi phổ thông đã lớn, tự nó phấn đấu học tập, học nhiều không phải là khổ, nhưng lại là ngược lại với lứa tuổi nhỏ. Ở nước ta, chuyện lên án học sinh cấp 1 “cõng” trên lưng hàng chục cân sách vở đến trường đã thành cơm bữa, đấy là chuyện đau lòng.
Một câu chuyện tưởng như là mơ nhưng có thật ở Thụy Điển: Họ có 2 bộ sách giáo khoa, 1 bộ để ở nhà và 1 bộ để ở trường, học sinh đi học chỉ mang chai nước và quả táo, không phải mang sách vở.
GS Phạm Minh Hạc: Một đứa trẻ ở tuổi phổ thông đã lớn, tự nó phấn đấu học tập, học nhiều không phải là khổ, nhưng lại là ngược lại với lứa tuổi nhỏ. Ở nước ta, chuyện lên án học sinh cấp 1 “cõng” trên lưng hàng chục cân sách vở đến trường đã thành cơm bữa, đấy là chuyện đau lòng.
Một câu chuyện tưởng như là mơ nhưng có thật ở Thụy Điển: Họ có 2 bộ sách giáo khoa, 1 bộ để ở nhà và 1 bộ để ở trường, học sinh đi học chỉ mang chai nước và quả táo, không phải mang sách vở.
Nói học sinh sướng hay khổ, lại có chuyện như ở Nhật Bản. Họ có cách thức rèn học sinh bằng cách không cho bố mẹ dùng xe riêng đưa đón con đi học, tất cả học sinh phải đi xe công cộng và xe trường đón. Trẻ con mặc quần ngắn đi học trong giá rét để luyện tập, mưa gió trẻ vẫn tới trường...
Học trò bây giờ sướng hay khổ?
Theo bạn, học trò bây giờ sướng hay khổ (so với thế hệ trước, hoặc so với nước ngoài, hoặc dựa trên một tiêu chí nào đó tùy bạn nhận định v.v.)?
Hãy cùng viết bài, góp ý kiến để đối thoại, thảo luận với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về chủ đề này.
Thậm chí, bạn có thể đặt câu hỏi cho một nhà chuyên gia nào mà bạn đề nghị, BBT sẽ tập hợp để gửi đến chuyên gia đó. Trân trọng! (ví dụ: đặt câu hỏi cho GS Nguyễn Lân Dũng)
BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài viết, ý kiến, câu hỏi
Theo bạn, học trò bây giờ sướng hay khổ (so với thế hệ trước, hoặc so với nước ngoài, hoặc dựa trên một tiêu chí nào đó tùy bạn nhận định v.v.)?
Hãy cùng viết bài, góp ý kiến để đối thoại, thảo luận với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về chủ đề này.
Thậm chí, bạn có thể đặt câu hỏi cho một nhà chuyên gia nào mà bạn đề nghị, BBT sẽ tập hợp để gửi đến chuyên gia đó. Trân trọng! (ví dụ: đặt câu hỏi cho GS Nguyễn Lân Dũng)
BẤM VÀO ĐÂY để gửi bài viết, ý kiến, câu hỏi
Do vậy "học nhiều" không phải là cái gốc của chuyện học sinh khổ hay sướng. Bản thân việc học chưa chắc học nhiều đã là khổ và chưa chắc học ít đã là sướng.
Trong xã hội nào thì vai trò người thầy cũng luôn rất quan trọng. Tuy nhiên, những biến tướng hiện nay như nhận phong bì, tổ chức dạy thêm ép học thêm, mua bán điểm... dường như khiến xã hội có cái nhìn ngày càng thiếu thiện cảm về người thầy. Theo Giáo sư làm thầy bây giờ dễ hay khó?
Nói chung cuộc sống càng văn minh, hiện đại thì cũng sẽ có những cách suy nghĩ phức tạp hơn về người thầy.
Tôi cho rằng kể cả bây giờ, người Việt vẫn luôn coi người thầy thuốc và thầy giáo là hai “thầy” đáng kính. Thầy giáo có sứ mạng thiêng liêng là đào tạo ra các thể hệ để có một xã hội tốt đẹp, một xã hội tốt đẹp bao giờ cũng phải biết dựa vào giáo dục. Sứ mạng người thầy bản thân nó đã là khách quan và trọng đại, đó là cái thuận lợi cho người làm thầy.
Ở Việt Nam hiện nay đã có 30 triệu người sử dụng máy tính, trẻ con tiếp cận với mạng internet rất nhiều, phạm vi hiểu biết, tự học của các em rộng hơn rất nhiều, nên chưa chắc học xong sư phạm ra là đã đủ kiến thức để giảng dạy cho học sinh. Đó là một cái khó cho người bắt đầu bước vào sự nghiệp làm thầy. Hơn nữa, cuộc sống thời nay cũng đa dạng, phức tạp hơn, ngoài chuyện học chữ thì tâm lý học sinh cũng phức tạp hơn rất nhiều, nhất là các em cuối cấp THCS và cấp THPT. Do vậy, không có một “chuẩn” chung về cách làm thầy ở các thời khác nhau, mỗi thời người thầy phải cố gắng hết sức mình để làm sao tạo ra được những công dân tốt cho xã hội.
Giáo sư nghĩ sao về chuyện giáo viên dạy thêm hiện nay?
Bình thường ở các nước không có chuyện giáo viên đi dạy thêm, nếu có là rất cá biệt, nói chung họ sống được bằng nghề. Ở nước ta đã nói rất nhiều về hoàn cảnh của giáo viên rất khó khăn, họ đi dạy về còn trồng rau, nuôi gà, vịt... Giáo viên ở thành phố thì bán hàng, dạy thêm… Những người mới ra trường lương chắc chắn không đủ sống hoặc phải sống eo hẹp, và phải làm thêm, dạy thêm là lẽ đương nhiên.
Tôi còn nhớ những năm 1990, Ngân hàng thế giới có khuyến cáo rằng, muốn đảm bảo đời sống cho nghề giáo thì không thể xếp chung với các nghề hành chính được. Ngành giáo dục phải có quỹ riêng, có ngạch riêng. Ở ta vẫn không làm được, điều đó chẳng khác gì hành chính hóa lương của người dạy học thành lương của một nghề khác.
Tôi còn nhớ những năm 1990, Ngân hàng thế giới có khuyến cáo rằng, muốn đảm bảo đời sống cho nghề giáo thì không thể xếp chung với các nghề hành chính được. Ngành giáo dục phải có quỹ riêng, có ngạch riêng. Ở ta vẫn không làm được, điều đó chẳng khác gì hành chính hóa lương của người dạy học thành lương của một nghề khác.
Là một người từng giữ nhiều cương vị quan trọng của đất nước, có thể nói Giáo sư đã góp nhiều tài để cho “nguyên khí” quốc gia thêm mạnh. Vậy Giáo sư kỳ vọng gì vào con cháu của mình?
Tôi vẫn luôn quan niệm, chỗ nào có người tốt hơn thì mình cần phải vươn lên và noi gương người đó, chẳng hạn nghe một ông luật sư nói hay tôi cũng phải cố gắng nói lưu loát. Tôi năm nay 78 tuổi, nếu không ngừng noi gương thì đã không có những việc tôi làm cho xã hội. Với con cháu tôi cũng đặt mục tiêu là phải học thật giỏi và có chí tiến thủ. Quá trình học tập phải biết noi gương, lấy việc thực chất để cầu tiến. Vị trí của một nhà khoa học luôn có ở trong lòng mỗi người.
Xin cảm ơn Giáo sư và chúc Giáo sư năm mới Quý Tỵ an khang thịnh vượng!
Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc, sinh ngày 26/10/1935 tại thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Học đại học Văn khoa Hà Nội (1954-1955), tốt nghiệp Đại học Tâm lý học (1962); Tiến sĩ Tâm lý học (1971), Tiến sĩ Khoa học Tâm lý học (1977) tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, Mátxcơva; được phong Giáo sư (1984), phong Viện sĩ Hàn lâm khoa học chính trị Nga (1999).
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, VII, VIII (1986-2001); Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII (1981-1991); Ủy viên thư ký Ủy ban KHKT của Quốc hội khóa VII; Viện phó, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục (1980-1987); Thứ trưởng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1985-1990); Thứ trưởng thứ nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo (1990-1996); Bí thư Đảng ủy khối khoa giáo trung ương (1991-2000); Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam 1989-1996); Phó chủ tịch Ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình (1990-1996); Chủ tịch Ủy ban quốc gia chống mù chữ (1989-2001); Phó Trưởng ban thứ nhất Ban Khoa giáo Trung ương (1996-2001); Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương (1996-2001), Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (1983-1987), Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục (1983-1987), Báo Dân trí (1997-2001).
Chuyên gia cao cấp Ban Khoa giáo Trung ương (từ 2003); Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (2001-2006); Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người (1999-2006); Ủy viên Hội đồng khoa học Viện Khoa học xã hội Việt Nam (từ 1999); Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ 2005)...
Học đại học Văn khoa Hà Nội (1954-1955), tốt nghiệp Đại học Tâm lý học (1962); Tiến sĩ Tâm lý học (1971), Tiến sĩ Khoa học Tâm lý học (1977) tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp, Mátxcơva; được phong Giáo sư (1984), phong Viện sĩ Hàn lâm khoa học chính trị Nga (1999).
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, VII, VIII (1986-2001); Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII (1981-1991); Ủy viên thư ký Ủy ban KHKT của Quốc hội khóa VII; Viện phó, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục (1980-1987); Thứ trưởng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1985-1990); Thứ trưởng thứ nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo (1990-1996); Bí thư Đảng ủy khối khoa giáo trung ương (1991-2000); Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam 1989-1996); Phó chủ tịch Ủy ban Dân số và kế hoạch hóa gia đình (1990-1996); Chủ tịch Ủy ban quốc gia chống mù chữ (1989-2001); Phó Trưởng ban thứ nhất Ban Khoa giáo Trung ương (1996-2001); Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương (1996-2001), Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (1983-1987), Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục (1983-1987), Báo Dân trí (1997-2001).
Chuyên gia cao cấp Ban Khoa giáo Trung ương (từ 2003); Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (2001-2006); Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người (1999-2006); Ủy viên Hội đồng khoa học Viện Khoa học xã hội Việt Nam (từ 1999); Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ 2005)...
Ông là tác giả, đồng tác giả và chủ biên 59 cuốn sách như: Tâm lý học thần kinh, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học đại cương, Tâm lý học nhân học; Giáo dục học: đường lối, chính sách, chiến lược giáo dục; Nghiên cứu con người, văn hóa và nguồn nhân lực.
Xuân Trung