LTS: Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của thầy giáo Tạ Quang Sum, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, Thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa.
Trong bài viết này, tác giả đề cập đến việc dạy ngoại ngữ và cụ thể là tiếng Anh trong trường phổ thông hiện nay.
Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị về việc đổi mới cách dạy và học ngoại ngữ sao cho hiệu quả.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Trong những ngoại ngữ ở các trường học, tiếng Anh có tỉ trọng lớn nhất. Qua nhiều giai đoạn biến động thăng trầm do lịch sử và những áp đặt chủ quan, thì các nhà quản lý giáo dục đã nhận ra được tính chất quốc tế của ngôn ngữ Anh.
Đó là thứ tiếng mà người Việt có điều kiện tốt nhất để tiếp nhận - giúp người Việt tự tin chìa bàn tay ra ngoài cánh cửa hội nhập thế giới.
Kể từ khi đất nước mở cửa, ngành Giáo dục đào tạo sớm nhận ra giá trị và nhu cầu cấp bách của việc tăng cường dạy tiếng Anh trong các cấp học phổ thông.
Nhiều đề án cải cách và chương trình mới dạy tiếng Anh tích cực hơn đã được triển khai, dù kết quả chưa cao nhưng mục tiêu và định chuẩn giáo dục thì đã rõ.
Một lớp học tiếng Anh ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh minh họa: Báo Người Lao động) |
Nhưng thực tế ở các trường phổ thông hiện nay, do áp lực thi cử nên việc dạy và học ngoại ngữ lại chỉ gói ghém trong hai hoạt động: Thầy chỉ dạy đủ cho học sinh đi thi, học sinh chỉ học đủ để đi thi.
Chính tư duy chỉ phục vụ thi đã làm biến dạng mục tiêu dạy và học ngoại ngữ.
Trong hoàn cảnh đó, lẽ ra Bộ Giáo dục và Đào tạo nên dành nhiều nguồn lực tập trung vào việc xây dựng chương trình dạy tiếng Anh theo mô thức hiện đại, phù hợp với các đặc trưng thẩm âm – thẩm ngữ của người Việt.
Đề ra các kế hoạch đào tạo giáo viên mới đạt chuẩn – chỉnh lý những khiếm khuyết của cách dạy cũ.
Nhằm tạo ra một sự đổi thay toàn diện, để sau nhiều thế hệ nữa người Việt sử dụng được tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai…
Học tiếng Anh 8 tiết/tuần có đạt hiệu quả mong muốn? |
Thì nhiều phát kiến mới mang tính cuồng nhiệt đã và đang làm rối loạn việc dạy tiếng Anh, chủ trương dạy bằng tiếng Anh ở nhiều bộ môn khoa học tự nhiên là một điển hình.
Dạy ngoại ngữ cho người học nói chung – dạy tiếng Anh nói riêng, theo tiêu chuẩn nào - bằng phương pháp sư phạm cổ điển hay hiện đại đều không thể không tập trung vào 3 việc chủ yếu.
Đó là: Luyện đọc và nghe - Luyện nhớ và viết đủ kí tự của từ - Luyện ráp từ thành câu đúng với ngữ văn và ngữ cảnh.
Hiện nay trên phạm vi cả nước giáo viên dạy tiếng Anh vẫn còn thiếu và yếu kỹ năng đọc và nghe.
Giáo viên dạy các bộ môn tự nhiên lại chỉ được đào tạo trong phạm vi bộ môn đó, giao cho họ chuyển ngữ từ Việt qua Anh không hề là việc đơn giản.
Nếu thầy phiên ngữ sai – đọc không đúng thì không có hiệu quả giáo dục mà hệ lụy ở học sinh thì chưa tính được hết.
Nếu muốn cho học sinh tiếp cận tiếng Anh trên bình diện rộng trải qua nhiều bộ môn trong giai đoạn hiện nay thì tốt nhất khảo sát trên mỗi cấp - khối lớp đang học.
Từ đó, chiết xuất được phần đặc trưng, để cấu trúc lại chương trình và viết lại nội dung giảng dạy ngoại ngữ cho người Việt, trên cơ sở của sự liên thông giữa Việt văn và Ngoại văn.
Liên kết ngoại ngữ, cuộc chơi đầy toan tính vụ lợi! |
Sao cho tạo ra được nhiều sự song trùng về cả chủ đề và thời gian thực hiện qua song ngữ giữa nhiều bộ môn.
Ví dụ: Ở bộ môn Văn học 12 – tiết 4 có bài giảng văn “Tuyên ngôn độc lập”.
Ở bộ môn Toán 11 – tiết 28 có bài “Nhị thức Newton”.
Ở bộ môn Hóa học 10 – tiết 13,14 có bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”…
Thì ở bộ môn Ngoại ngữ gần tiết thứ ấy cũng có bản dịch về các bài học này. Chính điều này sẽ làm hưng phấn, tạo ra sự so sánh thích thú và lặp lại nhận thức cho học sinh Việt Nam từ việc học ngoại ngữ.
Phải dạy ngoại ngữ thật phổ thông. Nghĩa là không thể đặt cao mục tiêu và yêu cầu trong giáo dục đại trà: Người Việt sử dụng tiếng nước ngoài như thể người nước ngoài.
Nhưng phải có những giải pháp giáo dục nghiêm túc để tiến tới thời kỳ người Việt sử dụng được tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.