Cuối cùng thì vấn đề mà người dân mong đợi cũng có câu trả lời vào chiều 15/11/2014 khi Quốc hội (QH) công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn.
Đã là bỏ phiếu, mà lại bỏ với ba mức tín nhiệm thì chuyện người được nhiều phiếu mức này, ít phiếu mức kia là chuyện bình thường. Vấn đề là tỷ lệ các mức tín nhiệm với mỗi chức danh có phải là sự tín nhiệm thực sự, tuyệt đối của toàn thể nhân dân với người được lấy phiếu thì lại là chuyện khác.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu phiếu tín nhiệm cao
(GDVN) - Bốn Bộ trưởng nằm ở cuối bảng tín nhiệm cao là Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Văn hóa thể thao và Du lịch.
Trong mỗi lá phiếu, ngoài ý nghĩa đại diện cho cử tri cũng còn bao hàm chính kiến của người viết phiếu phiếu, và đương nhiên tỷ lệ cao thấp giữa chính kiến cá nhân và quyền lợi dân chúng cũng lại là chuyện bình thường.
Còn một điều khác (tạm xem là bình thường) ở nhiệm kỳ QH lần này và có lẽ sắp tới sẽ được khắc phục, ấy là việc có ý kiến của một số đại biểu quốc hội (ĐBQH) góp ý vào Luật bầu cử ĐBQH sửa đổi nên có quy định kiểm tra sức khỏe, tránh để người bị bệnh “tâm thần” ứng cử quốc hội. Nếu thực tế có những đại biểu như vậy thì không thể xem lá phiếu của họ là tiếng nói của cử tri.
Sau rất nhiều điều “bình thường” như vậy, liệu một sự “bình thường” đang diễn ra có tiếp tục lặp lại, ấy là cái sự nghiêm nghỉ của người lính trong hàng quân phụ thuộc vào mệnh lệnh của chỉ huy, khi cấp trên chưa ra lệnh “nghỉ” thì cấp dưới đương nhiên vẫn phải “đứng nghiêm”. Giống như khi duyệt binh, chiến sĩ đứng ngoài cùng luôn nhìn thẳng để định hướng, những người còn lại trong hàng phải hướng mặt về lễ đài và cứ bước theo sự định hướng của người đầu hàng!
Bằng cách tách bạch hai khối, khối lập pháp và khối hành pháp - tư pháp, dễ nhận thấy 18 chức danh khối lập pháp số phiếu tín nhiệm thấp không nhiều, trong khi 32 chức danh khối hành pháp và tư pháp thì số phiếu tín nhiệm thấp (tạm lấy mức từ 100 phiếu trở lên) rơi vào 7 bộ trưởng những bộ có liên quan trực tiếp đến đời sống người dân.
Kết quả bỏ phiếu một số chức danh khối hành pháp-tư pháp (theo phiếu tín nhiệm thấp)
STT |
Họ tên |
Chức vụ |
Tín nhiệm cao |
Tín nhiệm |
Tín nhiệm thấp |
1 |
Nguyễn Thị Kim Tiến |
Bộ trưởng Y tế |
97 |
192 |
192 |
2 |
Hoàng Tuấn Anh |
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
93 |
235 |
157 |
3 |
Nguyễn Thái Bình |
Bộ trưởng Nội vụ |
98 |
233 |
154 |
4 |
Phạm Vũ Luận |
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo |
133 |
202 |
149 |
5 |
Phạm Thị Hải Chuyền |
Bộ trưởng Lao động, TB&XH |
108 |
256 |
119 |
6 |
Nguyễn Minh Quang |
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường |
85 |
287 |
111 |
7 |
Vũ Huy Hoàng |
Bộ trưởng Công thương |
156 |
224 |
102 |
15 |
Trần Đại Quang |
Bộ trưởng Công an |
264 |
166 |
50 |
16 |
Trương Hòa Bình |
Chánh án TAND tối cao |
205 |
225 |
50 |
17 |
Hà Hùng Cường |
Bộ trưởng Tư pháp |
200 |
234 |
49 |
18 |
Trịnh Đình Dũng |
Bộ trưởng Xây dựng |
236 |
201 |
48 |
19 |
Nguyễn Hòa Bình |
Viện trưởng VKSND tối cao |
207 |
235 |
43 |
Một số bộ ngành cũng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân như Giao thông, Ngân hàng… mặc dù còn tồn tại không ít vấn đề nhưng phải ghi nhận những chuyển biến đáng kể tại các đơn vị này thông qua lá phiếu đánh giá tư lệnh ngành đó.
Trong số 32 đơn vị khối hành pháp-tư pháp thì Công an, Tư pháp, Tòa án, Kiểm sát xếp ở khoảng giữa từ thứ 15 đến 19 (theo số phiếu tín nhiệm thấp).
Tỷ lệ phiếu tín nhiệm chưa đánh giá hết tất cả nhưng dù sao cũng cho thấy sự phân hóa rõ ràng các nhóm lãnh đạo. Tuy nhiên sẽ là vội vàng nếu cho rằng tỷ lệ phiếu thể hiện các cá nhân thuộc khối lập pháp hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn khối hành pháp-tư pháp.
Thế nào là “khôn”, thế nào là “mống”, thế nào là “hiu hiu”?
(GDVN) - “Khôn” hay “mống” cũng không tránh khỏi đến lúc nhắm mắt xuôi tay, chỉ có người “biết”, người “khôn ngoan” mới có được thiên hạ, là "sống" sau khi đã chết.
Một câu hỏi cũng cần đặt ra là liệu những người viết phiếu đã thực sự chính xác khi nhận xét về người khác? Ngay trong khối lập pháp khi mà một người nhận được 390 phiếu tín nhiệm cao nhưng lại có 9 phiếu tín nhiệm thấp thì cách đánh giá (của những đại biểu bỏ phiếu thấp) có phải quá nặng về cảm tính cá nhân chứ không mang tính khách quan?
Tương tự như vậy nếu cho rằng lãnh đạo các đơn vị xếp từ 15-19 trong danh sách trên (khối hành pháp – tư pháp) hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn lãnh đạo các đơn vị xếp từ thứ 1 đến thứ 7 cũng chưa chắc hoàn toàn chính xác khi liên hệ với các hoạt động gần đây của ngành Tư pháp.
Một điều dễ nhận thấy là các nhà khoa học làm quản lý thường bị vướng mắc ở chỗ tư duy khoa học thường không phù hợp với tư duy kỹ trị. Nước Mỹ đã sớm nhận ra điều này khi quy định Bộ trưởng Quốc phòng phải là một người thuộc khối dân sự, nếu là tướng thì ít nhất sau khi giải ngũ 7 năm mới có thể cử làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Các nhà khoa học, thầy giáo, nhà thơ, kiến trúc sư, nhà văn hóa… hãy để cho họ làm chuyên môn, kéo họ vào guồng máy chính trường vừa làm thui chột tài năng, vừa tạo nên một chính khách khập khiễng. Trong trường hợp như vậy trách móc họ bằng cách cho họ phiếu tín nhiệm thấp chưa hẳn đã là công bằng. Nói thế không có nghĩa là bênh vực ai đó mà chỉ là tiếc cho họ không biết mình, biết người. Có thể một vài người trong đó có những ham muốn vật chất tầm thường nhưng có lẽ chủ yếu họ chỉ là nạn nhân của thói háo danh đang ngự trị trong xã hội Việt Nam thời điểm này.
Dù Bộ trưởng Đinh La Thăng có quyết liệt đến mấy, có dành cả năm ở hiện trường thì tai nạn giao thông chết người chỉ có giảm chứ vẫn xảy ra, thậm chí xảy ra ngay tại trung tâm Thủ đô Hà Nội. Dù Bộ trưởng Trần Đại Quang có điều lực lượng cơ động của Bộ đi khắp nước trấn áp tội phạm thì cờ bạc, nghiện hút, cháy nổ vẫn xảy ra, tội phạm kinh tế, ma túy… lại có chiều hướng tăng chứ chưa giảm.
Nói thế để thấy, trong điều kiện văn hóa, đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng như hiện nay, với một đội ngũ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất như nghị quyết TW4 khóa 11 đã kết luận thì đưa bất kỳ ai được tín nhiệm cao sang làm Y tế, Văn hóa, Giáo dục, Nội vụ… cũng sẽ gặp những khó khăn không thể giải quyết một sớm một chiều.
Rơi nước mắt đi tìm “Bộ phận không nhỏ”
(GDVN) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: Có một bộ phận mà Đảng nói là không nhỏ bây giờ không biết nằm ở đâu. Dân hỏi mãi,Đảng hỏi mãi nhưng không trả lời được
Sẽ có ý kiến phản bác, rằng đưa những người tín nhiệm cao sang trái ngành thì đương nhiên họ không thể hoàn thành nhiệm vụ. Điều này không hoàn toàn đúng, ông Đinh La Thăng tốt nghiệp Học viện Tài chính làm giao thông, ông Nguyễn Bá Thanh tốt nghiệp Học Viện Nông nghiệp làm lãnh đạo Đà Nẵng,… họ đều làm rất tốt vai trò chỉ đạo của mình cũng như ở Mỹ Bộ trưởng quốc phòng dứt khoát không phải là tướng. Chuyên môn khoa học và tư duy quản lý là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Những người làm kinh tế giỏi chưa hẳn là những người học giỏi.
Trong khi “văn hóa từ chức” chưa hình thành thì “văn hóa không từ chức” lại tồn tại như căn bệnh ung thư đã di căn khắp lục phủ ngũ tạng.
Điều nhiều người mong mỏi sau đợt bỏ phiếu tín nhiệm này là:
- Sẽ có những chuyển động thực sự về phía chủ trương chỉ đạo, thay vì ba mức tín nhiệm, chỉ nên có hai mức: tín nhiệm hoặc không tín nhiệm;
- Sẽ có cơ chế để những người hai năm liền tín nhiệm thấp được làm các công việc thích hợp với khả năng của họ thay vì bắt họ phải cố gắng làm tiếp;
- Những người có nguyện vọng từ nhiệm cần được tạo điều kiên ngay, không cần phải chờ đến kỳ họp sau QH phê chuẩn mới tiến hành.
Kỳ bỏ phiếu này có thể xem là một thành công xét về phương diện tổ chức thực hiện, nếu gắn với những thay đổi chất lượng đội ngũ lãnh đạo thì còn cần thời gian kiểm chứng.
Các cụ bảo “ba keo mèo mở mắt” cần phải kiên nhẫn chờ “keo thứ ba” xem “mắt mèo” sáng thế nào, lúc đó kết luận cũng chưa muộn.