Sở Giáo dục Thanh Hóa trăn trở về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới

01/06/2017 06:36
THỤY DU (LƯỢC GHI)
(GDVN) - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cần bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhiều nội dung quan trọng.

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vừa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo ý kiến đóng góp về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Hôm 30/5, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Hoàng Văn Giao – Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa) cho biết, sau khi Bộ công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Sở đã tổ chức họp, lấy ý kiến của các phòng chuyên môn, đóng góp, kiến nghị một số nội dung để hoàn thiện dự thảo.

Đánh giá chung về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho rằng, dự thảo đã thể hiện việc quán triệt sâu sắc các quan điểm và tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Chính phủ.

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã tiếp cận xu hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông của các nước tiên tiến; kế thừa và phát huy những ưu điểm các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam; bảo đảm kết nối và liên thông giữa các lớp học, cấp học, bậc học.

Các phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dự thảo chương trình tổng thể gồm 6 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi nhìn chung đã tường minh, cụ thể và sát thực tiễn giáo dục Việt Nam hơn so với dự thảo lần 1...

Tuy nhiên, theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cần bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh một số nội dung quan trọng như sau:

Về kế hoạch giáo dục

Trong một năm học, thời gian thực học các môn học của chương trình giáo dục phổ thông tương đương với 37 tuần, gồm: 35 tuần thực học dành cho các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hoá và môn học tự chọn bắt buộc; 2 tuần thực học dành cho các môn học tự chọn và nội dung giáo dục của địa phương (trang 7 dự thảo).

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm 2 tuần thực học xuống còn 35 tuần, gồm 33 tuần thực học dành cho các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa và môn  học tự chọn bắt buộc; 2 tuần thực học dành cho các môn tự chọn và nội dung giáo dục địa phương.

Số tiết trung bình/tuần đối với lớp 6 và lớp 7 là 29 đối

Sở Giáo dục Thanh Hóa trăn trở về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới ảnh 1

Gần một nửa giáo viên hiện tại rất khó theo được chương trình mới

với lớp 8, 9 và lớp 10 là 30 (trang 9, 11 dự thảo).

Đề nghị giảm 1 tiết đối với lớp 6 và lớp 7; giảm 2 tiết đối với lớp 8, 9 và lớp 10.

Số tiết giảm lấy trong thời lượng của môn tự chọn hoặc giáo dục địa phương.

Theo lý giải của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện chương trình 1 buổi/ngày, tương ứng với 5 buổi/tuần, số tiết trung bình/tuần chưa có 2 tiết sinh hoạt tập thể (sinh hoạt dưới cờ vào thứ 2 và sinh hoạt lớp vào thứ 7) mà số tiết/buổi đối với lớp 6, 7 có 4/5 ngày trong tuần là 5 tiết; các lớp 8, 9, 10 cả 5 buổi là 5 tiết.

Số tiết giảm nên lấy trong chương trình tự chọn hoặc chương trình giáo dục địa phương.

Về hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Hoạt động này được thực từ lớp 1 đến lớp 12, chiếm thời lượng khá lớn trong chương trình. Hầu hết các lớp là 105 tiết/năm, riêng lớp 10 là 70 tiết/năm.

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ hơn về các điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt động này về: Giáo viên; cơ sở vật chất, kinh phí cần cho cơ sở giáo dục triển khai thực hiện; hình thức tổ chức triển khai có gì mới so với việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình hiện hành,...

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được phát triển trên cơ sở những nỗ lực người thiết kế đưa ra được những nguyên tắc, quan điểm để định hướng cho chương trình. Ảnh minh họa trên VOV.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể  đã được phát triển trên cơ sở những nỗ lực người thiết kế đưa ra được những nguyên tắc, quan điểm để định hướng cho chương trình. Ảnh minh họa trên VOV.

Tại trang 11 dự thảo nói về các môn học tự chọn bắt buộc (học sinh tự chọn ít nhất 3 môn và 1 chuyên đề học tập với tổng số tiết tối thiểu là 330 tiết).

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có phương án cụ thể để hướng dẫn triển khai thực hiện, không để xảy ra tình trạng nhiều môn không có học sinh chọn, khó khăn cho việc tổ chức triển khai thực hiện ở các nhà trường, nhất là trường thuộc huyện miền núi.

Chương trình giáo dục trung học phổ thông phân ban trước đây đã từng xảy ra tình trạng nhiều trường, học sinh không đăng ký học các môn khoa học xã hội và nhân văn.

Đối với giáo dục tiểu học: Theo dự thảo, các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.

Các môn học bắt buộc có phân hóa: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Đề xuất điều chỉnh các môn học bắt buộc (xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5): Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta.

Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học và Thế giới công nghệ, Thể chất, Nghệ thuật, Trải nghiệm sáng tạo.

Đề xuất về thời lượng giáo dục cấp tiểu học: Mỗi tiết học cho từ  lớp 1 đến 5 từ 35 phút đến 40 phút (riêng lớp 1 và lớp 2 giữa tiết học có vận động tại chỗ từ 3 - 5 phút); giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Đối với những lớp chưa thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, không bố trí thời gian tự học có hướng dẫn trên lớp nhưng phải bố trí dạy tăng buổi để dạy học nội dung giáo dục của địa phương.

Thời gian học của cấp tiểu học chỉ nên 35 tuần, không nên kéo dài 37 tuần như cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Hoạt động tự học có hướng dẫn nên xếp vào các môn học hoạt động giáo dục bắt buộc; cấp trung học cơ sở cũng nên có nội dung này để định hướng người học có thể tự học tập suốt đời.

Về điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

Để đổi mới hình thức tổ chức, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh có chất lượng, hiệu quả thì phải giảm số lượng học sinh/lớp.

Cụ thể, đối với cấp tiểu học nên quy định không quá 30 học sinh/lớp; đối với cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông nên quy định không quá 40 học sinh/lớp.

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại điều lệ nhà trường phổ thông hiện hành, điều chỉnh bổ sung các nội dung không còn phù hợp trong đó có quy định về sĩ số học sinh; cơ sở vật chất phòng học, phòng bộ môn và các trang thiết bị tối thiểu cần thiết để tổ chức triển khai chương trình đạt hiệu quả; mô hình về các loại hình trường lớp: Tiểu học và trung học cơ sở, trung học cơ sở và trung học phổ thông...

Quy định hiện hành về số lượng và cơ cấu giáo viên

Sở Giáo dục Thanh Hóa trăn trở về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới ảnh 3

Chương trình phổ thông mới: Cần thiết là chất lượng không phải là thời gian

trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông cần thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ giáo viên/lớp, bổ sung số giáo viên dạy các môn học mới.

Số tiết giữa các môn học bắt buộc và một số môn học tự chọn bắt buộc được định mức bằng nhau nên phải điều chỉnh định biên giáo viên theo số lớp, số môn tự chọn để tránh thừa thiếu cục bộ theo môn (Toán, Văn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Khoa học máy tín, tin học ứng dụng lớp 11 và 12 đều là 140 tiết).

Ở lớp 11 và lớp 12, việc đề xuất các trường xây dựng các tổ hợp môn học bắt buộc tự chọn (để học sinh tự chọn 3 môn từ các tổ hợp này) nhằm đáp ứng nhu cầu của người học đồng thời phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường chưa hợp lý, vì:

Chưa có giáo viên cho những môn học mới như Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Thiết kế và công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ 2 (nếu học sinh chọn).

Do học sinh tự chọn 3 trong số các môn học tự chọn bắt buộc nên có thể dẫn đến thực tế thừa, thiếu cục bộ theo môn, dẫn đến khó khăn cho việc bố trí, sắp xếp số giáo viên được giao định biên hiện tại theo môn đang bố trí dạy cả 3 khối.

Về điều kiện cơ sở vật chất: Phòng học, phòng bộ môn và điều kiện vật chất phục vụ cho các hoạt động thực hành, các môn học mới... còn thiếu, hoặc chưa có, chưa đáp ứng được yêu của chương trình mới.

Do đó, để thực hiện được chương trình giáo dục phổ tổng thể mới cần phải có những khảo sát thực tế của từng đơn vị về nhu cầu tự chọn các môn học của học sinh, từ đó để xác định nhu cầu về đội ngũ và đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có nhiều môn học và hoạt động giáo dục mới đòi hỏi phải có thời gian nhất định để các trường sư phạm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Vì vậy, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có phương án, xây dựng lộ trình cụ thể về công tác đào tạo; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các văn bản về cơ chế chính sách phù hợp làm cơ sở pháp lý để triển khai có chất lượng, hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới: Điều lệ nhà trường phổ thông, chuẩn nghề nghiệp giáo viên; Chuẩn nghề nghiệp hiệu trưởng; về chế độ chính sách đối với nhà giáo, học sinh; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,...

THỤY DU (LƯỢC GHI)