Cũng như một số lớn công ty chế tạo sản xuất chuyển việc làm qua Trung Quốc để lấy lợi thế chi phí lao động rẻ, công ty quần Jeans Levi Strauss, biểu tượng thời trang của nước Mĩ, cũng chuyển việc sản xuất quần Jeans qua nước này.
Trong cuộc phỏng vấn năm 1993, một nhân viên cao cấp phân trần: “Tôi phải trả cho công nhân Mĩ, 8 đô la Mỹ/giờ, trong khi trả cho công nhân Trung Quốc 6 đô la Mỹ/ngày. Không cần phải làm toán, sự chênh lệch là rõ rệt.”
Xu thế sử dụng robot thay thế công nhân giá rẻ và ảnh hưởng của nó (Ảnh đăng trên giaoduc.net.vn) |
Đầu năm 2016, công ty Levis Strauss đóng cửa xưởng máy dọn về Mĩ. Lý do chính là công ty Levis đã sử dụng robot để “tự động hóa” việc may quần Jeans.
Một người quản lý giải thích: “Robot làm việc 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần, và nếu tính chi phí toàn bộ cho thiết trí robot, tiền điện và bảo trì thì robots làm việc khoảng 10 xu/giờ, rẻ hơn công nhân Trung Quốc rất nhiều. Không cần phải làm toán, sự chênh lệch là rõ rệt.”
Một số lý do khác mặc dù không được nói ra, nhưng theo tờ “San Francisco Thời báo”, công ty Levis đã bắt được hàng triệu quần Jeans Levi “dởm” được sản xuất cùng một nơi, cùng một xưởng, nhưng bán với giá “một phần ba” tại chợ trời khắp nơi trên thế giới.
Nghề chọn người hay người chọn nghề? |
Ký giả viết: “Chi phi rẻ là một việc nhưng sao chép làm hàng hóa giả để cạnh tranh là điều không thể chấp nhận.
Chỉ vì lợi nhỏ mà họ sẽ mất đi những nguồn lợi lớn hơn. Họ phá hoại thị trường của những công ty mang việc làm đến cho họ.
Hiện tượng “sao chép làm đồ giả” đã trở thành một vấn để lớn cho nhưng công ty dịch chuyển cơ xưởng qua nước này.”
Theo tờ báo này, gần như bất cứ hàng hoá nào được gia công sản xuất qua Trung Quốc cũng đều gặp phải trường hợp “hàng giả cạnh tranh” bất hợp pháp.
Cách đây không lâu, tin tức lọt ra ngoài thế giới rằng, nhiều công ty gia công sản xuất tại Trung Quốc đã dùng tù nhân để may quần áo, trong đó có một số quần Jeans hiệu Levis.
Những người tù này không được trả lương và bị đối sử như nô lệ. Lập tức có phong trào tẩy chay” những hàng hóa có tên trong danh sách này và công ty Levis đã mất rất nhiều nỗ lực làm việc với những cơ xưởng sản xuất để biết chắc rằng điều này không xảy ra, phải mất hơn năm năm, thương hiệu này mới lấy lại được uy tín.
Việt Nam cần nghĩ tới việc xuất khẩu chương trình đào tạo ra nước ngoài |
Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã trở thành trung tâm sản xuất và chế tạo cho thế giới với hàng chục triệu việc làm được mở ra và đưa nền kinh tế nước này lên địa vị số hai trên thế giới, chỉ sau nước Mĩ.
Hiện nay khi các công ty ngoại quốc kéo nhau bỏ đi, các nhà kinh tế Trung Quốc đã báo động rằng nếu không có biện pháp kịp thời, nền kinh tế đang lên cao trên đỉnh có thể xụp đổ nhanh chóng, hàng chục triệu công nhân sẽ thất nghiệp và tương lai nước này có thể lâm vào tình trạng khó khăn.
Một số chủ nhân Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi sẽ mua robot và cạnh tranh bằng mọi giá. Chúng tôi không thể mất kinh doanh vì robot được.”
Hãng điện tử Foxconn đã đi tiên phong trong việc sử dụng robot và tạo ra một xu hướng mới trong công nghiệp sản xuất tại đây.
Dự kiến là trong vòng 5 năm nữa, hầu hết các hãng xưởng Trung Quốc sẽ chuyển qua "tự động hóa" để giữ kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên với nạn thất nghiệp gia tăng khắp nơi vì các công ty ngoại quốc đóng cửa rút đi, nhiều hãng xưởng gặp khó khăn vì việc sử dụng robot như “đổ dầu vào lửa” tạo ra sự bất mãn và phẫn uất trong công nhân thất nghiệp.
Một nhà kinh tế bình luận: Chính phủ sẽ phải làm gì khi hàng chục triệu người lâm cảnh thất nghiệp không có việc làm, và không tương lai?