Có thể nói năm 2018 là năm sóng gió của ngành giáo dục nước nhà.
Những chuyện bạo hành chưa từng có đã xảy ra gây chấn động dư luận, rồi gian lận trong những kì thi uy tín nhất như thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi học sinh giỏi quốc gia, đạo đức của một số nhà giáo xuống cấp trầm trọng, những cuộc tranh cãi về sách giáo khoa, về phương pháp dạy học mới vẫn chưa có hồi kết…
"Đổi mới giáo dục- Nhìn từ góc độ người thầy" (Ảnh VTV) |
Những chuyện không thể buồn hơn
Có lẽ trong lịch sử của ngành giáo dục từ cổ tới kim chưa bao giờ có chuyện phụ huynh bắt giáo viên quỳ.
Đây chính là cái tát vào truyền thống tôn sư trọng đạo vốn có từ bao đời của dân tộc ta.
Chuyện chưa lắng xuống lại xảy ra vụ cô giáo Hải Phòng cho trẻ uống nước dẻ lau bảng, cô giáo thành phố Hồ Chí minh cho học trò tát bạn 32 cái, và chấn động nhất là vụ 231 cái tát ở Quảng Bình.
Ngỡ bạo hành đã đến đỉnh điểm nhưng vụ này chưa qua, vụ khác lại bùng lên với nghi án 50 cái tát dành cho học sinh của một cô giáo ở Hà Nội, và cô giáo Quảng Bình tiếp tục làm chấn động dư luận khi ra tay tát chấn thương sọ não một bé lớp 1 chỉ vì làm một lúc 2 đề kiểm tra…
Những vụ bạo hành bị lôi ra ánh sáng, vậy còn biết bao nhiêu vụ vẫn chưa bị lộ? Vẫn đang được nhà trường bao che vì thành tích?
Đạo đức người thầy xuống cấp trầm trọng, dư luận bàng hoàng khi một vị hiệu trưởng đạo mạo luôn rao giảng đạo đức laị biến học trò thành nô lệ tình dục nhiều năm. Rồi thầy giáo Đắk Lăk hãm hiếp học sinh như những kẻ du đãng…
Những chuyện gây tranh cãi
Chuyện lạ về sách giáo khoa của thầy Hồ Ngọc Đại 40 năm giảng dạy biết bao lớp học trò nhưng vẫn chỉ là thí điểm.
Chưa bao giờ làn sóng tẩy chay phản ứng sách công nghệ giáo dục lại mạnh mẽ như thế.
Cả một thời gian dài người ta chế kiểu đánh vần bằng ô vuông, hình tròn tràn ngập trên các phương tiện thông tin.
Nó lan vào cả đời sống hằng ngày và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều thầy cô giáo.
Bất kể ở đâu có giáo viên thì những bài hát về vuông tròn lại được vang lên một cách đầy giễu cợt.
Chuyện tranh cãi về sách công nghệ giáo giáo dục dục vẫn chưa có hồi kết khi vẫn có không ít trường học đang tiếp tục dạy và triển khai chương trình này.
Tiếp đến những tranh cãi về việc độc quyền sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục.
Phía Nhà xuất bản Giáo dục cho rằng kết quả kinh doanh sách giáo khoa của mình lỗ hàng chục tỷ đồng.
Thế nhưng dư luận đã chỉ ra việc “một mình một chợ”, sách giáo khoa hàng năm liên tục tái bản và điều chỉnh dù chỉ là vẻ ngoài hình thức.
Nhiều bằng chứng đưa ra một cuốn sách hiện hành chỉ với giá 10 ngàn đồng hoặc hơn nhưng uốn sách giáo khoa mà mới cụ thể sách giáo khoa VNEN có mức giá gấp hàng chục lần mà nội dung cũng chẳng khác là mấy.
Việc phân phối sách cũng có nhiều bất cập như phân phối độc quyền theo hàng dọc chẳng mất tiền huê hồng và công ngồi bán sách.
Năm mới về xin khép lại những chuyện buồn
Chuyên gia tin giáo dục nước nhà nhất định sẽ khởi sắc trong năm 2019 |
Sau tất cả những tồn tại, những bất cập của ngành trong năm 2018 thì người dân hy vọng năm học 2019 sẽ là năm đánh dấu khá nhiều sự biến chuyển của ngành giáo dục.
Không còn chuyện độc quyền in và bán sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục như hiện nay để người tiêu dùng phải mua sách giá cao nhưng chỉ dùng một lần là bỏ và liên tục bị thay đổi dù chỉ là những chỉnh lý, bổ sung khá nhỏ.
2019 được xem là năm bản lề, chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông qua, nhất là đối với lớp 1.
Xử lý triệt để những vụ việc tiêu cực, gian lận trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và có những thay đổi tích cực cho kì thi sắp tới.
Năm 2019, những áp lực cho giáo viên đến từ hồ sơ, sổ sách nặng nề, từ các cuộc thi, hội thi vô bổ, từ những hoạt động thi đua mang tính hình thức…sẽ được giảm tải theo đúng lời hứa của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ.
Bên cạnh đó, những chế độ chính sách về thu nhập, về đãi ngộ của nhà giáo cũng sẽ nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành.