Ngày 15/4, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm tổ chức đào tạo tín chỉ hệ cao đẳng y – dược”.
Buổi hội thảo quy tụ 12 trường cao đẳng khối ngành y – dược trong cả nước về thảo luận. Đây cũng là dịp để các trường đi trước, có thời gian triển khai và bước đầu đạt được thành công trong đào tạo học chế tín chỉ chia sẻ những kinh nghiệm cho các trường đi sau chuẩn bị áp dụng học chế tín chỉ.
Lãnh đạo phải kiên quyết
Là trường có thời gian hơn 2 năm áp dụng học chế tín chỉ, bà Hoàng Thị Ngọc Bích, Phó hiệu trưởng trường Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên nhận định, đào tạo tín chỉ là một việc làm cần thiết, lấy sinh viên làm trung tâm và thay đổi hoàn toàn phương pháp giảng dạy, làm sao giúp ích cho người học. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, triển khai đào tạo học chế tín chỉ thì giảng viên rất vất vả.
Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên trước khi triển khai từ đào tạo phương thức cũ niên chế sang học chế tín chỉ đã được các chuyên gia hàng đầu từ Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hỗ trợ, tư vấn. Điều này bà Bích thừa nhận nhờ có sự định hướng từ các chuyên gia nên việc triển khai đã suôn sẻ hơn rất nhiều.
Khác với các trường khác, đối với những trường khối ngành y – dược khi chuyển đổi sang học chế tín chỉ sẽ gặp thêm nhiều khó khăn, vì đặc thù ngành nghề và chương trình đào tạo.
Buổi Hội thảo do PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chủ trì. |
Bà Hoàng Thị Ngọc Bích cho biết, trước khi chuyển đổi trường phải xây dựng một đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc chuyển đổi. Kết quả bước đầu sau khi chuyển đổi cho thấy, xếp loại kết quả khá giỏi cao hơn so với niên chế. Tuy nhiên, số lượng sinh viên yếu và kém cũng nâng lên.
Để làm được điều này, bà Bích nhấn mạnh cần phải hệ thống vào cuộc cộng với sự kiên quyết của lãnh đạo trong điều hành. Bởi thực tế, khi chuyển đổi từ các dạy cũ quen thuộc sang phương pháp mới nhiều giảng viên phàn nàn, số giờ đứng lớp có thể giảm nhưng lại tăng số giờ giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học.
“Giảng dạy thuyết trình vẫn chiếm 59% khối lượng. Trong khi đó, cái cần của tín chỉ là giao bài tập, hướng dẫn cho sinh viên lại rất khiêm tốn, chỉ 6% trong tổng số tiết giảng. Như vậy, vẫn tồn tại song song hai hình thức đào tạo: niên chế và tín chỉ.
Song song tồn tại trong nhà trường. Đây là thực trạng của giai đoạn chuyển tiếp nên rất cần việc giám sát, hỗ trợ” bà Bích cho biết.
Cũng theo lãnh đạo Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, có chương trình tốt, cơ sở vật chất tốt nhưng giảng viên không thay đổi thì kết quả sẽ không bằng niên chế.
Hiệu phó Hoàng Thị Ngọc Bích cho biết những bất cập, hạn chế khi thực hiện học chế tín chỉ. Theo đó, xuất phát từ chương trình niên chế, khi kết cấu lại số lượng các học phần tự chọn chưa nhiều. Ví như Chương trình điều dưỡng có 10 chọn 4, Hộ sinh có 8 chọn 5, Dược có 5 chọn 3. Kết quả tuyển sinh bắt đầu khó khăn.
Lãnh đạo Hiệp hội các trường Đạo học, Cao đẳng Việt Nam dự hội thảo. |
Nhấn mạnh lại, bà Bích cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên nếu không có sự giám sát thì có thể sẽ không bằng niên chế. “Ý thức tự học của sinh viên nhưng thực tế chỉ 11,5% số sinh viên chủ động lập kế hoạch học tập, còn lại 70.5% sinh viên trước khi thi mới học (nghiên cứu của trường).
Hội thảo cũng nghe chia sẻ từ mô hình áp dụng đào tạo học chế tín chỉ từ Trường Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ, ông Nguyễn Xuân Thủy – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, qua 1 khóa đào tạo học chế tín chỉ nhận thấy vẫn có những vướng mắc.
Hiệp hội và Đại học Thái Nguyên ký kết nhiều nội dung quan trọng(GDVN) - Ngày 14/4, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có buổi làm việc với Đại học Thái Nguyên về nhiều nội dung phối hợp liên quan. |
Thứ nhất, khẳng định tín chỉ là làm được. Nhưng vướng ở chỗ môn học hoặc học phần rất nhiều vì trong ngành y khác với các ngành khác, đây là một trong những nút thắt quan trọng.
Thứ hai, vướng về quá trình thực hành. Như trường ông Thủy, học sinh – sinh viên học buổi sáng trong viện (bệnh viện trong trường), chiều có thể học trong trường và cứ thế quay vòng, tối phải đi trực, như vậy áp lực và mệt mỏi khiến hiệu quả không cao.
Theo ông Thủy, khó nhất là thiết kế chương trình. Được biết, hiện các trường cao đẳng y đang sử dụng chương trình theo Bộ Y tế, chương trình này chủ yếu để lại nhược điểm (lồng môn khiến chồng chéo như môn Tâm lý y đức). Điều này khiến nhiều giảng viên có ý kiến, thậm chí phản ứng khi triển khai học chế tín chỉ.
“Khó khăn bước đầu là thế, nhiều phản ứng từ các thầy cô, lãnh đạo phải quyết tâm, nếu không thì không làm được. Trường tôi 56 năm phát triển, đến bây giờ 56 năm học theo niên chế và nó vẫn nằm trong đầu giảng viên.
Người nào càng giảng dạy lâu càng khó thay đổi. Ban giám hiệu không thể dự hết được giờ. Trong khi đó, giảng viên trẻ không có kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên. Làm thế nào để thay đổi được hết? Tôi phải ra quy trình lên lớp, nhưng khi áp thế, xuất hiện tình huống là các giảng viên phản ứng. Đến năm thứ hai, các thầy bắt đầu thay đổi.
Trong cuộc họp, giảng viên cũng kêu ca sinh viên lười, dốt. Điều này tôi nghĩ vì giảng viên không giao được việc cụ thể cho sinh viên. Ví dụ đọc cái gì, rút ra được cái gì thì các thầy chưa làm được” ông Thủy chia sẻ.
Lãnh đạo trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương cho biết, TS. Nguyễn Thị Hường cho biết, nói là đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng hiện nay trường vẫn chưa làm được theo đúng nghĩa của học chế tín chỉ.
Bởi theo TS. Hường, nói học theo học chế tín chỉ thì sinh viên của chúng ta đã hoàn toàn được lựa chọn thầy giáo chưa? Được tự đăng ký môn học, lựa chọn môn học chưa? Hay chúng ta mới chỉ thiết kế chương trình theo đào tạo tín chỉ. Bởi thực tế nhà trường vẫn tổ chức xếp lớp như niên chế.
Do vậy, vấn đề là nhà trường cần có lộ trình, có hướng đi cụ thể để từng bước giúp sinh viên khắc phục những bỡ ngỡ ban đầu của học chế tín chỉ.
Đánh giá “phần nổi và phần chìm” của người học
GS. Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) đặt ra hai câu hỏi: Thứ nhất, việc chuyển đổi từ hệ thống cũ sang học chế tín chỉ theo nhận định cái quan trọng nhất và cơ bản nhất là phương pháp dạy.
Vậy, khi nào nhà trường nhận ra phương pháp dạy và học thay đổi tới mức độ nào thì có thể chuyển đổi được? Nếu chưa thay đổi tới ngưỡng thì trường xử lí như thế nào?
“Bởi định nghĩa tín chỉ là 1 giờ ở lớp phải kèm theo 2 giờ chuẩn bị cá nhân, như vậy, tự học theo học chế tín chỉ sẽ tăng gấp đôi, muốn học hiệu quả thì phương pháp dạy phải khác” GS. Thiệp cho biết.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội thảo. |
Câu hỏi thứ hai GS. Thiệp đặt ra, học chế tín chỉ quy định giờ học trên lớp, giờ học cá nhân gấp đôi trên lớp (GS. Thiệp tạm gọi phần nổi là học trên lớp, phần chìm là học cá nhân). Vậy, khi đánh giá kết quả học tập thì trường đánh giá thế nào về cả phần nổi và phần chìm?
Trả lời hai câu hỏi này, ông Nguyễn Xuân Thủy – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ cho biết, đây là hai câu đúng trọng tâm, cốt lõi của việc thay đổi phương pháp.
Đào tạo tín chỉ, xem xét từ một trường Cao đẳng(GDVN)-Lãnh đạo trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ nhận định, đào tạo tín chỉ có lợi cho sinh viên, nhưng khó nhất trong học chế tín chỉ vẫn là thay đổi thói quen dạy và học. |
Ông Thủy cho rằng, trong giảng dạy hay học theo học chế tín chỉ thì mục tiêu cuối cùng vẫn phải để cho người học tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực. Người học không thể tiếp nhận thụ động cái mà người thầy truyền đạt, mà để cho người học có khả năng tư duy.
Vậy, làm thế nào đánh giá được phương pháp thay đổi đến đâu để chuyển đổi? Ông Thủy cho rằng, phải quay lại câu chuyện chuẩn năng lực, học sinh ra trường phải đạt được chuẩn năng lực gì, đây là cái đích cuối cùng để đạt được.
Về việc đánh giá “phần nổi, phần chìm” của người học, ông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, tất cả nằm ở phần bài tập người thầy giao cho người học. “Trong bài giảng người thầy có đưa ra mục tiêu, nhưng không hướng dẫn, sau đó người học trả bài thì không thể đánh giá hết được” ông Thủy cho biết.