Có giám khảo Ngữ văn rơi nước mắt, phát hoảng vì bị thanh tra gọi...

30/07/2018 07:23
Nguyễn Văn Lự
(GDVN) - Đã có giám khảo rơi nước mắt, có người lo lắng phát hoảng vì bị thanh tra gọi gặp riêng trao đổi.

LTS: Tiếp theo kỳ 1, thầy giáo Nguyễn Văn Lự tiếp tục bật mí những điều ít ai biết đến trong khâu chấm thi môn Ngữ văn trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Khi duy nhất môn Ngữ văn thi bài tự luận, phổ điểm công bố của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm nào cũng cao với khoảng 70% trên trung bình, với vô số điểm giỏi, khác xa thực tế học văn của học sinh hiện nay.

Nhưng phần chìm của tảng băng chấm bài thi Ngữ văn còn nhiều bí mật mà không phải ai cũng biết.

Chân dung giám khảo phác thảo

Người thì bảo giám khảo thật đáng tự hào, người thì nói giám khảo đáng thương và cũng có người thẳng thắn giám khảo thật đáng trách.

Thời nào cũng vậy, giám khảo là con người và “nhân bất thập toàn”. Bây giờ, giám khảo hội tụ đủ cả những phẩm chất của một con người trí thức hiện đại!

Có giám khảo Ngữ văn rơi nước mắt, phát hoảng vì bị thanh tra gọi... ảnh 1Những trở ngại khi chấm thi môn ngữ văn

Các tỉnh thành tổ chức thi, giám khảo chấm bài tự luận là thầy, cô giáo do địa phương tuyển chọn đầy đủ sức khỏe và trí tuệ, và tâm sinh lý cũng rất dễ bị tác động bởi hoàn cảnh.

Địa phương nào quan tâm, giám khảo chấm trong phòng máy lạnh, còn không sẽ chấm tại phòng học.

Yếu tố hoàn cảnh sẽ tạo hiệu ứng tốt hoặc xấu, sẽ làm gia tăng sức ép công việc cho người chấm mệt mỏi và căng thẳng.

Điều kiện ngoại cảnh cùng với sự giám sát và yêu cầu khắt khe của lãnh đạo chấm thi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc và điểm bài của thí sinh.

Theo công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường Trung học phổ thông gửi danh sách dự kiến cán bộ, giáo viên tham gia vào các vị trí coi thi và chấm thi Trung học phổ thông quốc gia.

Ảnh mang tính minh hoạ: Baonghean.vn
Ảnh mang tính minh hoạ: Baonghean.vn

Giám khảo chấm phải đủ điều kiện đã dạy lớp 12, chuyên môn tốt và không có người thân hay con thi.

Thông thường, nhà trường lập danh sách đúng yêu cầu nhưng thực tế đội ngũ giáo viên Ngữ văn thường biến động do nhiều nguyên nhân nên khó đạt được đủ tiêu chí.

Các giám khảo phần lớn là những thầy cô tâm huyết và đủ trình độ chuyên môn.

Giám khảo đi thay thế và giám khảo lần đầu dạy lớp 12, lần đầu được cử đi chấm vẫn chiếm phần không nhỏ.

Những giám khảo đã từng chấm thi nhiều lần, thạo việc và chuyên môn vững chỉ chiếm phần nửa làm việc bài bản và chắc chắn, ít sai sót về kỹ thuật và nội dung chuyên môn.

Đó là đội ngũ lành nghề, tận tâm, hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng mai một dần.

Một lực lượng trẻ, chịu khó và cẩn thận, sẵn sàng lắng nghe và trao đổi, học hỏi để việc chấm thuận lợi, đúng yêu cầu và những buổi sau đã tiến bộ.

Đó là những người học việc, cần cảm thông, giúp đỡ để họ làm tốt hơn mùa thi sau.

Có giám khảo Ngữ văn rơi nước mắt, phát hoảng vì bị thanh tra gọi... ảnh 3Nhọc nhằn nào bằng chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn?

Một số giám khảo mới lần đầu hoặc yếu chuyên môn, vì lý do tế nhị, được sếp cử đi, thường soi xét, đọc kỹ, bắt lỗi bài và thứ quan trọng không màng đến cho điểm tủn mủn, chấp nhặt và bảo thủ ý kiến, bài nào vênh điểm là bới ra, đọc lại thậm chí không chịu theo ý bạn chấm cùng cặp.

Phần lớn bài do những người như thế thường chấm chưa đúng. Họ là quan tòa chứ không phải người đánh giá điểm bài thi của thí sinh. Những nỗi oan ứng thí là từ đây.

Họ là người luôn lấy đáp án ra đối chiếu, tỉ mỉ đọc từng dòng chữ, suy xét thận trọng và tâm lí lúc nào cũng lo nhỡ ra có chuyện gì nên bao giờ cũng cẩn thận và nộp bài sau nhất, thậm chí bài buổi trước kéo sang buổi sau.

Họ không thuộc ba nhóm bậc trên, mà là nhóm 50/50, lưng chừng, nhát sợ và im lặng.

Tổ trưởng tổ chấm hay người chấm cùng cặp không hài lòng nhưng không thể thay đổi được họ. 

Quy trình chấm ở đâu cũng nghiêm ngặt, đúng quy chế, hai vòng độc lập, hai phòng chấm riêng cách biệt và không ai biết hôm nay sẽ cặp với ai.

Người ở xa, đi sớm về muộn và tất bật, lúc nào cũng lo việc chưa xong.

Nỗi vất vả của giám khảo không của riêng ai và rất mong được cảm thông.

Đọc và chấm bài không hao tổn trí lực bằng các thủ tục ghi chép, ký tên và thống kê từng bài, từng phiếu chấm cá nhân [1].

Đã có giám khảo rơi nước mắt, có người lo lắng phát hoảng vì bị thanh tra gọi gặp riêng trao đổi.

Làm đúng, an tâm, không ai khen nhưng làm lỗi thì mất thi đua, bị nhắc nhở và đôi khi thành ví dụ cho phần rút kinh nghiệm của lãnh đạo vài kỳ thi sau.

Chỉ khi nào báo điểm xong, giám khảo mới ăn ngon ngủ yên.

Bí mật về giám khảo chỉ người trong cuộc mới thấm. Không ai muốn đi chấm, dù được lãnh đạo hội đồng chấm hết lời đề cao, nhiều người thoái thác khéo, thậm chí, cáo ốm để ở nhà.

Không một thầy cô nào muốn thành thợ chấm lành nghề bởi công việc “quyền rơm, vạ đá”, chẳng thầy cô nào mang sự nghiệp và danh dự để đổi lấy nghề chấm bài thi! 

Mệt người lắm, khi cần, họ tâng lên mây, chấm theo kế hoạch, lựa chấm điểm đẹp, nhưng hễ thấy lỗi, dù nhỏ, (như nhầm điểm tờ phiếu chấm, ký tên chưa đủ) họ gọi điện gấp lên ngay.

Đi vài chục km, sửa xong còn phải nộp 50.000 đồng, gọi là phí điện thoại", một cô giáo ở huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) chia sẻ.

Có giám khảo Ngữ văn rơi nước mắt, phát hoảng vì bị thanh tra gọi... ảnh 4Những bí mật ít người biết trong chấm bài Ngữ văn thi quốc gia

Sự việc tiêu cực chấm bài ở tỉnh Hà Giang, Sơn La, và có thể nhiều nơi khác, bài thi Ngữ văn bị thay đổi điểm sau chấm thẩm định và án kỷ luật sẽ dành cho những thầy cô chấm sai từ 1,0 điểm (một) trở lên.

Người chấm bài nhiều khi vì cho đúng tinh thần chỉ đạo “vận dụng đúng và linh hoạt đáp án”, nhiều khi bị gặp riêng trao đổi kín cứu trợ cho một hay vài số phách mà vướng vòng lao lý.

Họ chấm thật, chữ ký và bút phê điểm thật nhưng lý trí đã mất khôn mà không được bất cứ thứ gì, dù một lời cảm ơn. 

Người ta đâu có thể hiểu về giam khảo tự luận, chuyện thật như bịa, mình vừa chấm xong, lát sau chấm lại đã chệch lên chệch xuống.

Huống hồ, phần nhiều thầy cô xa thị thành, chưa biết đọc báo mạng, chưa biết cập nhật thông tin ngoài cuốn sách giáo khoa và văn mẫu!

Họ lo kiếm sống và lo bài vở, với hàng chục cuộc thi vô bổ, hàng chục mớ hồ sơ và cuộc kiểm tra…

Lâu lắm, mới gặp đoạn văn hay, mà trò học thuộc văn mẫu ghi lại, thế rồi khen bằng điểm tối đa!

Lâu lắm, họ mới có dịp bày tỏ lòng thương lũ học trò ngày ngày chìm trong sách vở và học thêm bằng bỏ qua các lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp, nới tay làm phúc cho các trò ra trường bằng hết.

Hầu như nhiều người cùng chung suy nghĩ và làm như thế, nhưng chỉ một vài người bị kỷ luật. Họ thật không may, vạ lây đám người gian lận điểm thi kia. 

Ngoài việc nâng điểm cố ý của cán bộ chấm thi, các bài chênh dưới 1,0 điểm giữa các lần giám khảo chấm Ngữ văn đều được chấp nhận.

Có giám khảo Ngữ văn rơi nước mắt, phát hoảng vì bị thanh tra gọi... ảnh 5Mẫu giấy thi tự luận và câu chuyện chấm thi Ngữ văn

Cảm quan mỗi người đâu có giống nhau, nhất là giám khảo Ngữ văn.

Giám khảo chấm phúc khảo bài tự luận là những “người làm phúc mà phải tội” nhiều nhất, biết lương tâm cắn rứt và có khi ân hận đến suốt đời nhưng vẫn phải làm.

Nhưng việc vỡ lở, thì họ là người chịu án. Lòng tin của giám khảo đã bị đánh cắp cho toan tính đầu cơ, trục lợi của người ta mà không hay biết.

Khi chấm kiểm tra, anh bạn đồng nghiệp kể lại, các anh chị em tuổi nghề còn ít thường lúng túng và hay mắc lỗi.

Người chấm kiểm tra, thi thoảng đã phải hy sinh quyền lợi của trò để cho tập bài do những giám khảo non yếu chấm chỉ phải chỉnh lại ít nhất điểm bài để họ không bị buộc thôi chấm.

Người xưa quả quyết “học tài, thi phận”, thi may rủi và bỗng nhiên thí sinh chẳng ngờ bài lại điểm cao là như thế, do những giám khảo làm ẩu và ngơ ngơ như thế.

Thử phác thảo vài nét chân dung các giám khảo Ngữ văn cũng đủ để khơi dậy ước mơ giám khảo để một ngày nào đó dõng dạc: thầy/cô năm nào cũng được đi chấm thi quốc gia!

Giám khảo Ngữ văn rất đáng tự hào, đáng thương hay đáng trách hay là gì nữa, tùy thuộc quyền phán xét của tôi và bạn!

Tài liệu tham khảo

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/noi-kho-cham-thi-van-thpt-quoc-gia-20150712224732905.htm

Nguyễn Văn Lự