“Nhân tài” thiếu động lực làm việc
Theo báo cáo dự án: “đánh giá tác động của đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đề xuất giải pháp phát huy hiệu quả đề án đến năm 2020”;
402 học viên đề án 922 đang công tác tại các sở, ngành và quận/huyện và các đơn vị sự nghiệp công lập của Đà Nẵng. Ảnh: TT |
và chuyên đề: “đánh giá hiệu quả các đề án phát triển nguồn nhân lực đang triển khai, định hướng công tác thu hút và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” của sở Nội vụ Đà Nẵng thì:
Mặc dù được đào tạo bài bản, chuyên sâu nhưng do thiếu kiến thức tiền công vụ nên đa phần học đề án tốt nghiệp đại học gặp khó khăn, lúng túng trong bước đầu tiếp cận công việc hành chính, không phát huy được hết kiến thức, kỹ năng của mình, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Bức tranh toàn cảnh về đào tạo, sử dụng, khởi kiện “nhân tài” ở Đà Nẵng |
Ông Nguyễn Văn Chiến – Phó giám đốc sở Nội vụ cũng nhìn nhận thực tế, một số ít học viên sau khi được tiếp nhận bố trí công tác vẫn làm việc cầm chừng, chưa tâm huyết, chưa hòa đồng và thích nghi với môi trường công tác, thiếu kỷ luật trong công vụ.
Những học viên này không có sáng kiến để nâng cao chất lượng và năng suất lao động, thiếu động lực làm việc, thiếu ý chí phấn đấu… dẫn đến không đáp ứng yêu cầu công vụ.
“Một số học viên không phát huy được chuyên môn năng lực với các lý do chủ yếu có thể kể đến như: bố trí công tác chưa đúng chuyên ngành, sở trường.
Không thích nghi được với môi trường làm việc hành chính. Lãnh đạo thiếu sự tin tưởng, lắng nghe ý kiến.
Trang thiết bị làm việc không được trang bị đầy đủ, thiếu chủ động và không nhận được sự phối hợp từ những động nghiệp khác”, ông Chiến cho hay.
Nhiều kiến nghị để hoàn thiện chính sách
Theo sở Nội vụ Đà Nẵng thì hiện có 402 học viên đề án 922 đang công tác tại các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận/huyện hoặc các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Qua tiếp nhận, sử dụng các “nhân tài”, các đơn vị sử dụng lao động này đã có những kiến nghị với thành phố để chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được hoàn thiện hơn.
Khởi kiện “nhân tài” là nhân văn và để thu hồi tiền thuế của nhân dân |
Cụ thể, cần xây dựng quy định chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo thu hút và có tính ràng buộc cao đối với các đối tượng tham gia đào tạo (đặc biệt là đối tượng tham gia đào tạo bậc sau đại học).
Khâu tuyển chọn cũng cần được thực hiện chặt chẽ hơn để tìm được ứng viên có tính cam kết cao và thật sự tâm huyết cống hiến cho thành phố.
Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng các “nhân tài” vi phạm hợp đồng, ở lại nước ngoài gây thất thoát ngân sách.
Việc lựa chọn nội dung và phương pháp đào tạo theo phương châm thiết thực, bám sát yêu cầu của thực tiễn và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, các đơn vị cũng kiến nghị cần có chính sách giữ chân và phát huy năng lực của học viên đề án.
Đồng thời, có cơ chế để đối tượng học viên đề án đang làm việc tại khối hành chính được vào biên chế, tạo động lực cho học viên yên tâm làm việc và có cơ hội phát triển.
Ngành y tế cũng đề nghị xây dựng chính sách hỗ trợ về tiền lương và phụ cấp đặc thù cho ngành y tế, đặc biệt là các đối tượng ở một số chuyên ngành khan hiếm như giải phẫu bệnh…
Và xây dựng chế độ hỗ trợ riêng cho đối tượng bác sĩ đề án về công tác tại tuyến quận huyện, do nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến này ngày càng tăng, cần nhiều bác sĩ để phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Đối với bác sĩ sau đại học thuộc đề án, sau khi tốt nghiệp đề nghị biệt phái về công tác tại các Trung tâm y tế quận, huyện thời gian tối thiểu ít nhất 2 năm, sau đó mới phân công công tác theo nguyện vọng.
Các sở, ngành cũng khuyến nghị nên khảo sát nhu cầu nhân lực của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố cho mục tiêu dài hạn 5 năm, 10 năm làm cơ sở để học viên đề đạt nguyện vọng và được bố trí vụ trí công tác kịp thời, phù hợp hơn.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường huy động các nguồn lực nhằm mở rộng quy mô và chất lượng phát triển nhân lực chất lượng cao.