Nhiều lãnh đạo Sở ở Đà Nẵng vắng mặt trong buổi gặp...nhân tài

03/06/2018 07:58
An Nguyên
(GDVN) - Ông Thơ phê bình lãnh đạo các sở, ngành, Chủ tịch quận/huyện vắng mặt trong buổi làm việc với 200 học viên đề án 922.

Ngày 2/6, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tổ chức buổi gặp mặt học viên đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (đề án 922) để lắng nghe, giải quyết những tâm tư, nguyện vọng cho học viên.

Nhiều lãnh đạo sử dụng “nhân tài” vắng mặt

Mặc dù là buổi làm việc quan trọng vào sáng thứ 7 nhưng có rất ít lãnh đạo Sở, ngành, quận/huyện của thành phố Đà Nẵng tham dự. Hầu hết, chỉ cử đại diện hoặc cấp phó tham dự.

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã gặp mặt, đối thoại với hơn 200 học viên đề án 922 đã và đang làm việc tại các Sở, ngành, quận/huyện. Ảnh: TT
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã gặp mặt, đối thoại với hơn 200 học viên đề án 922 đã và đang làm việc tại các Sở, ngành, quận/huyện. Ảnh: TT

Sau khi nghe báo cáo của sở Nội vụ về những tình hình thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, mục đích của buổi gặp mặt là trao đổi, tìm giải pháp khắc phục những hạn chế của chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Và đóng thành phần quan trọng trong buổi gặp mặt, trao đổi hôm nay là các tổ chức sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là giám đốc các Sở, Chủ tịch quận/huyện...

Thành phố muốn nghe đối thoại giữa học viên đề án 922 và người sử dụng lao động (các sở, quận/huyện) một cách rõ ràng, minh bạch.

Khởi kiện “nhân tài” là nhân văn và để thu hồi tiền thuế của nhân dân

“Tôi cho rằng, vấn đề lớn không phải nằm ở chính sách vĩ mô của thành phố. Mà quan trọng là các Sở, ngành, quận/huyện hàng ngày sử dụng nguồn nhân lực này như thế nào? Còn về chính sách thành phố cơ bản đã đáp ứng”, ông Thơ nói.

Trả lời câu hỏi của Chủ tịch Đà Nẵng về việc có Sở nào, quận/huyện nào thường xuyên tổ chức đối thoại với các học viên đề án không thì bên dưới trả lời chỉ có quận Ngũ Hành Sơn và sở Giao thông và Vận tải.

Ông Thơ đã phê bình đối với các Chủ tịch quận/huyện, Giám đốc Sở/ngành không đi dự buổi gặp mặt hôm nay mà cử cấp phó đi.

Bởi vấn đề là có nhiều học viên phản ánh cách làm việc, môi trường làm việc ở các Sở, quận/huyện chưa ổn. Ngược lại, cũng có Sở, ngành phàn nàn về cách làm việc của học viên đề án 922.

“Không vui vẻ gì khi bắt đầu buổi đối thoại đã phê bình Chủ tịch quận, huyện nhưng đó là sự thật.

Bây giờ, nói chỉ để các học viên đề án nghe mà không có đơn vị, cơ quan sử dụng nhân lực chất lượng cao. Người cần nghe thì không đến để nghe”, ông Thơ nói tiếp.

Đầu tư đội ngũ cán bộ cho 10-20 năm sau

Theo Chủ tịch Đà Nẵng thì hiện địa phương này có gần 8.900 cán bộ, công chức, viên chức bắt nguồn từ chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố trong gần 20 năm (trong đó chủ yếu từ năm 2004 đến nay).

“Cách đây hàng chục năm, cùng với đà phát triển của thành phố theo hướng xây dựng thành phố văn minh - hiện đại thì lãnh đạo thời đó đã có sự đột phá trong cách nghĩ, cách làm nên đã ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực công.

Học viên đề án 922 hiện đang làm việc tại các cơ quan, ban ngành của thành phố Đà Nẵng trình bày những khó khăn, vướng mắc. Ảnh: TT
Học viên đề án 922 hiện đang làm việc tại các cơ quan, ban ngành của thành phố Đà Nẵng trình bày những khó khăn, vướng mắc. Ảnh: TT

Thời đó, chúng ta nhận thấy đó là một chính sách đột phá. Hồi đó, đã nghĩ đến một lớp cán bộ cho 3-4 nhiệm kỳ sau, thì đó là nguồn thay thế cho lớp đàn anh, đàn chị bằng những hiểu biết, năng lực và tầm nhìn khác với thế hệ trước.

Vì thế ngân sách thành phố đã có những khoản chi rất lớn. Đổi lại, chúng ta có kỳ vọng, 10-20-30 năm sau, sẽ có đội ngũ cán bộ công chức sánh ngang hàng với những nước tiên tiến trong khu vực”, ông Thơ chia sẻ.

Theo đánh giá của Ủy ban thành phố thì chính sách này mang đến hiệu quả và thành công rất cơ bản. Trong số lượng học viên lớn như thế thì những em bỏ đề án chỉ là số nhỏ.

Sử dụng “nhân tài” như thế nào?

Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Thơ nói tự hào vì trong tay thành phố có một đội ngũ cán bộ đề án đồ sộ.

Vốn liếng quý giá này cần được chăm bẵm, nuôi dưỡng và phát huy bởi chúng ta đã tốn nhiều công sức, tiền của… để “đầu tư” vào đó.

“Còn chúng ta sử dụng khối tài sản này như thế nào là câu chuyện đáng phải bàn? Các anh sai thì sửa, chưa tốt thì làm lại cho tốt.

“Nhân tài” chấp nhận bồi thường để nghỉ việc

Đừng vì một vài yếu kém của chúng ta mà đánh giá đề án này thất bại. Cần có đánh giá công bằng về mặt được – chưa được. Qua đó, có những biện pháp giải quyết khó khăn”, ông Thơ nói.

Phân tích về cách sử dụng “nhân tài”, Chủ tịch Đà Nẵng yêu cầu các Sở, nghành, quận/huyện phải phân công công việc phù hợp cho các học viên đề án.

Điều cần thiết là tạo môi trường làm việc thực sự tốt cho người tài. Bởi có tình trạng học viên thi đậu công chức, nhưng lại không được bố trí đúng chức danh, công việc.

Điều này tạo sự ức chế trong chính môi trường làm việc của Sở, nghành đó. Các bạn trẻ cần môi trường công bằng và minh bạch.

Nếu cơ chế chọn lựa xứng đáng thì tôi tin có bạn cả đời làm chuyên viên, phó phòng vẫn sẽ vui vẻ", ông Thơ nói.

Ngoài ra, vấn đề tuyển dụng công chức, viên chức ở một số nơi “chưa được công bằng”, còn có sự ưu ái riêng, mà không bố trí cho các học viên đề án dẫn đến tâm lý chán nản.

"Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần làm rõ tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng"

“Vấn đề tuyển dụng vào công chức, viên chức thông qua thi tuyển (chỉ số ít xét đặc cách) thì vài chỗ thi cử không được công bằng.

Có ý cho ông mô trúng là chia bảng ít người hơn. Các em giỏi dồn hết một bảng để cạnh tranh quyết liệt thì rớt phải thôi”.

Do đó, ông Thơ yêu cầu các Sở, quận/huyện phải phải xử lý làm sao để chọn đội ngũ hạt giống, phân bảng ra sao để chọn người được người tài, đừng để họ ra đi”.

An Nguyên