Mục tiêu đúng đắn của giáo dục là Nhân cách và Nhân lực

24/02/2015 06:00
Phương Thảo
(GDVN) - Mục tiêu của mỗi giai đoạn để đào tạo con người một khác, trong thời đại này mục tiêu sẽ là con người có nhân cách và có năng lực cạnh tranh với xã hội.

Tiếp nối câu chuyện lần trước bàn về phong trào Khuyến học Việt Nam, lần này GS. Phạm Tất Dong –Phó Chủ tịch Trung ương Hội khuyến học Việt Nam nói về thực trạng và bày tỏ quan điểm về đào tạo nhân lực cho đất nước. Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Vấn đề Bộ GD&ĐT đang bí

Theo GS. Dong, một nền giáo dục đúng đắn thì có hai mục tiêu cơ bản; thứ nhất là nhân cách, thứ hai là nhân lực. Nói về điều thứ nhất, đó là mục tiêu đào tạo con người như thế nào. Nếu trong kháng chiến mục tiêu là đào tạo để có nhân lực tham gia kháng chiến.

Nhưng khi hòa bình lặp lại, cụ thể hơn đào tạo con người phải có năng lực để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội. Sang giai đoạn thị trường phải đào tạo những con người có năng lực cạnh tranh. Do đó, mỗi một giai đoạn có một mẫu người mình cần. 

GS. Dong cũng đặt câu hỏi, ở giai đoạn hiện nay chúng ta cần những người như thế nào? Vấn đề này Bộ GD&ĐT đang bí, do đó có thể đổi mới là bỏ thi…, hay làm chương trình, sách giáo khoa và đến nay vẫn chưa làm được.

GS. Phạm Tất Dong coi trọng xã hội hóa giáo dục bao nhiêu thì ông cũng coi trọng việc nghề nghiệp hóa bấy nhiêu. Xã hội hóa tạo nên phẩm chất, năng lực, những năng lực phẩm chất đó là những thứ cơ bản nhất để đi học nghề. Ảnh Báo Hải Quan.
GS. Phạm Tất Dong coi trọng xã hội hóa giáo dục bao nhiêu thì ông cũng coi trọng việc nghề nghiệp hóa bấy nhiêu. Xã hội hóa tạo nên phẩm chất, năng lực, những năng lực phẩm chất đó là những thứ cơ bản nhất để đi học nghề. Ảnh Báo Hải Quan.

“Đáng nhẽ chúng ta phải làm từ mô hình con người, mô hình nhân lực trước mới tới chương trình, sách giáo khoa và trường lớp…” GS. Dong cho hay.

Để có được nguồn nhân lực có năng lực theo GS. Phạm Tất Dong, ở mỗi tỉnh đều nên có phong trào xã hội học tập (học tập suốt đời). Bởi chỉ có học suốt đời mới bắt kịp được thiên hạ, có thể một vấn đề hôm nay chúng ta hiểu nhưng ngày mai đã trở nên khác. 

Hiện các nước giàu thực hiện xã hội học tập họ có một mạng lưới lên kết, đăng ký xây dựng các thành phố học tập và kêu gọi các nước tham gia, đưa ra bộ chỉ số, nếu thành phố đó đạt được thì được công nhận là thành phố học tập. Hiện có hơn 1000 thành phố trên thế giới đạt được.

Mục tiêu đúng đắn của giáo dục là Nhân cách và Nhân lực ảnh 2Cậu học sinh nghèo viết ước mơ bằng… đôi chân

(GDVN) - Mặc dù không có tay nhưng em viết chữ bằng chân rất đẹp và học rất giỏi. Ước mơ của em là được trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa làm được điều này. GS. Dong thông tin, hiện nay chúng ta đang xây dựng xã hội học tập từ xã, phường trở lên. Muốn xây dựng được phải dựa vào lực lượng khuyến học. Trong khuyến học thường có phong trào gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học…

Dự kiến, các tiêu chí gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học…sẽ được trình Chính phủ, nếu đồng ý đây sẽ là những tiêu chí chính thức để công nhận. 

Và, muốn có gia đình học tập thì yếu tố cơ bản nhất phải có từng con người đi học. Do vậy, đã xuất hiện công dân học tập, vì công dân là thành phân cơ bản nhất của một xã hội. 

Mượn hình ảnh của đất nước Singapore, GS. Dong cho biết, đây là một quốc gia thành phố. Họ đưa ra khẩu hiệu, người dân sống trong thời đại này phải được sung sướng. Đất nước này đề ra là thành phố học tập đầu tiên trên thế giới.

Việc này nhằm đưa con người Singapore có được tầm tư duy toàn cầu để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Chủ trương của đất nước này sẽ xây dựng “trường học tư duy, quốc gia học tập”. Mức cụ thể, mỗi công dân phải có những tiêu chí như thế nào và đào tạo bằng được.

Đi sau cách làm của thế giới đang làm

Theo quan điểm của GS. Dong, hiện nay chúng ta kêu gọi và triển khai việc đổi mới từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, nhiều người cho rằng đây là cách làm sáng tạo, nhưng thực ra không phải sáng tạo. 

Thực tế, chủ trương phát triển năng lực trên thế giới đang áp dụng. Chính Hồ Chủ Tịch đã nói về việc phát triển năng lực từ rất lâu nhưng chúng ta chưa hiểu. Bác Hồ nói: “Nhà trường phải dạy cho các cháu phát huy được tất cả những năng lực sẵn có” từ bức thư đầu tiên gửi ngành giáo dục năm 1945.

Mục tiêu đúng đắn của giáo dục là Nhân cách và Nhân lực ảnh 3

Lấy người học hay việc học làm trung tâm?

(GDVN) - Theo truyền thống người thầy sẽ lấy học sinh làm trung tâm trong truyền thụ kiến thức, nhưng khi áp dụng công nghệ sẽ chuyển sang lấy việc học làm trung tâm?

Với suy nghĩ của GS. Phạm Tất Dong, nhân lực có nghĩa là tập hợp các năng lực trong xã hội, tạo thành một lực lượng sản xuất. Thường tập trung vào 3 mảng, thứ nhất là lượng lượng lao động trí tuệ, thứ hai lực lượng cán bộ nhân viên kỹ thuật (thường đào tạo từ trung cấp), thứ ba là những người lao động làm trong những ngành cụ thể.

“Với ba trình độ này thì hiện nay trình độ sơ cấp chúng ta đang rất lớn, nhưng ở bất cứ cấp nào cũng phải có chất lượng cao của cấp đó. Trung cấp cũng cần phải cao lên theo thời gian, nhưng với người lao động hiện nay không ai nghĩ đó là tài năng, đó là nguy hiểm, phải làm cho họ có năng suất lao động cao nhất và phải cho họ học. Xã hội học tập là vậy” GS. Dong bày tỏ.

Từ đây, GS. Phạm Tất Dong nhấn mạnh, muốn có được nguồn nhân lực chất lượng thì nhân cách phải tốt.

Theo tìm hiểu của GS. Phạm Tất Dong, khoa học chứng minh rằng người dân thường mong chờ ở giáo dục với hai chức năng quan trọng. Thứ nhất là xã hội hóa con người, phải làm kinh nghiệm xã hội, lịch sử của nhân loại được cá nhân tiếp thu tốt nhất để biến thành phẩm chất của họ, làm được điều này là dấu ấn của xã hội hóa giáo dục.

Đó là vấn đề mà giáo dục chúng ta hiện nay chưa làm được, vậy mới có người nói giáo dục học những cái có khi thừa và có những cái có khi thiếu, theo GS. Dong, đó là chúng ta chưa chọn được đúng những kinh nghiệm cơ bản nhất. 

GS. Phạm Tất Dong coi trọng xã hội hóa giáo dục bao nhiêu thì ông cũng coi trọng việc nghề nghiệp hóa bấy nhiêu. Xã hội hóa tạo nên phẩm chất, năng lực, những năng lực phẩm chất đó là những thứ cơ bản nhất để đi học nghề. 

Nói chuyện giáo dục năm mới, GS. Phạm Tất Dong nhấn mạnh, đối với giáo dục năm nay (năm 2015) Trung ương cần phải bàn kỹ hơn nữa, thậm chí phải huy động được những lực lượng tinh hoa trong xã hội để cùng bàn về giáo dục. Bàn về giáo dục không chỉ có một vài người làm giáo dục mà cần phải có những thành phần khác tham gia – theo quan điểm của GS. Dong.

Để tạo thêm nguồn nhân lực, theo đề xuất của GS. Phạm Tất Dong, thời gian tới có thể mở thêm đại học cộng đồng, đại học này có thể cấp bằng hoặc không. Đại học này dành cho người lớn, để có những ai muốn có tri thức đại học thì đến đó học. 

Phương Thảo