Người Việt Nam giỏi tiếng Anh thứ 7 tại Châu Á

03/12/2016 07:33
Vương Thủy
(GDVN) - Theo bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ EF EPI, Việt Nam xếp thứ 31/72 trên toàn thế giới và thứ 7 khu vực châu Á về trình độ Anh ngữ (sụt 2 bậc so với năm ngoái).

Tổ chức giáo dục quốc tế EF (Education First) vừa công bố bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ EF EPI năm 2016.

Bài khảo sát được thực hiện trên toàn cầu với sự tham gia của 950.000 người trưởng thành đến từ 72 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo bảng xếp hạng này, người trưởng thành ở Hà Lan nói tiếng Anh tốt nhất thế giới. Trong khi đó, Libya và Iraq đứng cuối trong bảng xếp hạng.

Bảng xếp hạng khả năng Anh ngữ theo khu vực. Nguồn: EF.
Bảng xếp hạng khả năng Anh ngữ theo khu vực. Nguồn: EF.

Xét trên toàn thế giới, Việt Nam đứng ở mức trung bình về khả năng Anh ngữ (5 mức của EF đưa ra là “rất cao”, “cao”, “trung bình”, “thấp” và “rất thấp”). Riêng tại khu vực Châu Á, Việt Nam xếp thứ 7.

Năm ngoái, Việt Nam xếp thứ 29/70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và thứ 5/16 tại khu vực Châu Á. Như vậy, Việt Nam đã tụt 2 bậc so với năm 2015.

Tuy nhiên, trong khu vực, người Việt Nam vẫn được đánh giá có khả năng Anh ngữ tốt hơn người Nhật Bản, Vùng lãnh thổ Đài Loan, Indonesia và Trung Quốc...

Người Việt Nam giỏi tiếng Anh thứ 7 tại Châu Á ảnh 2

Bộ Giáo dục thừa nhận có lãng phí mua sắm trang thiết bị ở đề án ngoại ngữ 2020

Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng năm nay, Singapore có một cuộc bứt phá ngoạn mục khi giành vị trí thứ 6 trên thế giới và đứng đầu khu vực Châu Á về khả năng nói tiếng Anh.

Đây là lần đầu tiên, một quốc gia Châu Á – Singapore – nằm trong nhóm năng lực cao nhất.

Hai quốc gia tại khu vực Đông Nam Á là Malaysia và Philippines cũng nằm trong Top 15 của bảng xếp hạng.

Ngoài Bảng xếp hạng EF EPI, Tổ chức giáo dục quốc tế EF cũng công bố bảng xếp hạng năng lực Anh ngữ cho các công ty (EF EPI-c).

EF EPI-c là bản đánh giá các kỹ năng Anh ngữ của lực lượng lao động trên toàn cầu, khảo sát 510.000 người lao động đến từ 40 quốc gia và 16 ngành nghề.

Kết quả cho thấy, những người quản lý cấp cao nhất thua kém nhân viên về trình độ tiếng Anh.

Bản đánh giá cũng chỉ ra rằng khả năng Anh ngữ của lực lượng lao động mỗi quốc gia tương xứng với những chỉ số về sự đổi mới toàn cầu, tính minh bạch của chính phủ và mức dễ dàng trong kinh doanh.

Xếp hạng Quốc gia, vùng lãnh thổ về mức độ thông thạo EF EPI 2016

1. Hà Lan (Rất cao)

2. Đan Mạch (Rất cao)

3. Thụy Điển (Rất cao)

4. Na-uy (Rất cao)

5. Phần Lan (Rất cao)

6. Singapore (Rất cao)

7. Luxembourg (Rất cao)

8. Áo (Cao)

9. Đức (Cao)

10. Ba Lan (Cao)

11. Bỉ (Cao)

12. Malaysia (Cao)

13. Philippines (Cao)

14. Thụy Sỹ (Cao)

15. Bồ Đào Nha (Cao)

16. Cộng Hòa Séc (Cao)

17. Séc-bi (Cao)

18. Hungary (Cao)

19. Ác-hen-ti-na (Cao)

20. Romania (Cao)

21. Slovakia (Trung bình)

22. Ấn Độ (Trung bình)

23. Cộng hòa Đô-mi-ni-ca (Trung bình)

24. Bulgaria (Trung bình)

25. Tây Ban Nha (Trung bình)

26. Bosnia và Herzegovina (Trung bình)

27. Hàn Quốc (Trung bình)

28. Ý (Trung bình)

30. Hong Kong (Trung bình)

31. Việt Nam (Trung bình)

32. Indonesia (Trung bình)

33. Vũng lãnh thổ Đài Loan (Trung bình)

34. Nga (Thấp)

35. Nhật Bản (Thấp)

36. Uruguay (Thấp)

37. Macau (Thấp)

38. Costa Rica (Thấp)

39. Trung Quốc (Thấp)

40. Braxin (Thấp)

41. Ukraina (Thấp)

42. Chile (Thấp)

43. Mexico (Thấp)

44. Morocco (Thấp)

45. Peru (Thấp)

46. Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (Thấp)

47. Ecuador (Thấp)

48. Pakistan (Thấp)

49. Colombia (Rất thấp)

50. Panama (Rất thấp)

51. Thổ Nhĩ Kỳ (Rất thấp)

52. Tunisia (Rất thấp)

53. Guatemala (Rất thấp)

54. Kazakhstan (Rất thấp)

55. Ai Cập (Rất thấp)

56. Thái Lan (Rất thấp)

57. Azerbaijan (Rất thấp)

58. Sri Lanka (Rất thấp)

59. Qatar (Rất thấp)

60. Venezuela (Rất thấp)

61. Iran (Rất thấp)

62. Jordan (Rất thấp)

63. El Salvador (Rất thấp)

64. Oman (Rất thấp)

65. Kuwait (Rất thấp)

66. Mongolia (Rất thấp)

67. Algeria (Rất thấp)

68. Saudi Arabia (Rất thấp)

69. Campuchia (Rất thấp)

70. Lào (Rất thấp)

71. Libya (Rất thấp)

72. Iraq (Rất thấp)

Đánh giá trên thể hiện kết quả nghiên cứu của riêng tổ chức này, chỉ có giá trị tham khảo, không phải kết luận của cơ quan hữu quan có thẩm quyền.

Vương Thủy