Một người thi, cả nhà lo
Dừng nghỉ chân sau khi đưa con đi làm thủ tục thi tại điểm thi Trường Phan Đình Giót, chị Trịnh Thị Hiên (48 tuổi) ngồi phịch xuống vỉa hè, khuôn mặt đầy lo lắng, buồn rầu: "Từ nhà trọ đến trường xa quá".
Chị Trịnh Thị Hiên (Vũ Thư, Thái Bình) chia sẻ rằng dù có phải làm ngày làm đêm cũng cố gắng cày cho con có chữ - Ảnh: Kim Ngân |
“Hôm qua xuống xe ô tô trước cổng trường, chủ nhà ra mời nói rằng gần trường lắm, 80 nghìn/ người/ngày, tôi tưởng thật. Nhưng hôm nay đi ra điểm thi thấy xa quá, mai mà như thế thì cháu mệt sợ ảnh hưởng đến chất lượng bài thi”, chị Hiên lo lắng.
Tôi theo chân chị vào phòng nghỉ trọ nằm trong ngõ hẻm, ngóc ngách của phường Quan Nhân. Ở tầng 2, căn phòng rộng hơn 10 mét vuông là nơi hơn chục thí sinh nghỉ ngơi trong 4 ngày thi đại học.
Con gái chị tên là Phạm Thị Hân thi khối C, Khoa Văn học, Trường KHXH & NV. Đây là lần thứ hai chị đưa con gái đi thi, và cũng là lần thứ 2 người mẹ chỉ quen với ruộng đồng, cây lúa này rời quê lên mảnh đất Thủ đô.
Tôi theo chân chị vào phòng nghỉ trọ nằm trong ngõ hẻm, ngóc ngách của phường Quan Nhân. Ở tầng 2, căn phòng rộng hơn 10 mét vuông là nơi hơn chục thí sinh nghỉ ngơi trong 4 ngày thi đại học.
Con gái chị tên là Phạm Thị Hân thi khối C, Khoa Văn học, Trường KHXH & NV. Đây là lần thứ hai chị đưa con gái đi thi, và cũng là lần thứ 2 người mẹ chỉ quen với ruộng đồng, cây lúa này rời quê lên mảnh đất Thủ đô.
Cô gái nhiễm chất độc da cam quyết tâm vào Đại học
Năm 2010, con gái đầu sinh năm 1992 thi Học viện Quản lý Giáo dục nhưng không được, đành học Trung cấp Dược, còn năm nay đứa thứ 2 (1994) thi vào ĐH KHXH & NV. Nhà chị có 4 cô con gái, đứa lớn đang học trung cấp, đây là đứa thứ 2 năm nay thi đại học và còn 2 cô bé nữa sinh năm 1998 và năm 2003 đang đi học ở quê.
Chia sẻ về hành trình đưa con đi thi hai lần, chị bộc bạch: “Lần này tốn kém, vất vả hơn lần trước. Năm 2010, hai mẹ con thuê trọ ở gần bến xe Giáp Bát có 50 nghìn đồng, có cả ăn uống. May mắn, hai mẹ con từ quê ra nhưng cũng được nhiều người giúp đỡ. Đưa cháu đi chẳng mong gì hơn là cháu đỗ đạt cho đỡ xấu hổ với hàng xóm, láng giềng”.
Chị Hiên thật thà nói: "Tôi không yên tâm khi để chị nó đưa đi thi, mình đi có gì còn lo xoay xở được. Mà ở nhà cũng sốt ruột cô ạ, trước khi đi tôi cũng khấn vái ông bà tổ tiên để phù hộ cho hai mẹ con gặp may mắn. Bố cháu cũng gọi điện động viên. Đưa con đi cũng lo 4 sào ruộng chưa cấy, có mình con lớn ở nhà”.
Chị Hiên thật thà nói: "Tôi không yên tâm khi để chị nó đưa đi thi, mình đi có gì còn lo xoay xở được. Mà ở nhà cũng sốt ruột cô ạ, trước khi đi tôi cũng khấn vái ông bà tổ tiên để phù hộ cho hai mẹ con gặp may mắn. Bố cháu cũng gọi điện động viên. Đưa con đi cũng lo 4 sào ruộng chưa cấy, có mình con lớn ở nhà”.
Ước muốn con đỗ đại học của người mẹ nghèo
Nhìn đứa con gái tranh thủ ôn bài, chị rưng rưng, nước mắt rơi chảy trong khóe mắt, chị tâm sự: “Mình cũng chỉ là nông dân, không có tiền nhưng cũng cố bán tạ thóc, dành dụm làm thêm cho con đi thi. Đời bố mẹ đã khổ, đã vất vả thì cũng phải cố cày để cho con có chữ. Bố nó hay nói đùa rằng: “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Chúng tôi chẳng tiếc gì mỗi khi cháu xin tiền học thêm, mua sách, chỉ mong con đỗ đạt cho đỡ khổ”.
Chị kể, chồng chị đi tứ phương lắp cột điện thuê theo công ty, lúc thì ở Tiền Hải, lúc thì ở tận Hải Phòng, thỉnh thoảng mới về nhà. Chị ở nhà lo làm 8 sào ruộng, rảnh vụ chị đi làm thuê đủ việc, ai thuê gì làm nấy, từ phun thuốc sâu thuê, cấy thuê, gặt thuê đến làm đường, đổ mái, làm bê tông…chị đều nhận hết. Nói xong, chị giơ đôi tay đen sạm, sần sùi, móng tay vàng ố. Chị cười, ở khóe mắt chị chằng chịt vết chân chim. Chị còn đùa rằng mình là nông dân thực thụ 100%.
“Hàng xóm cứ bảo tôi là mày làm ngày làm đêm có giàu được đâu, giàu ở số cả. Bảo mấy đứa con đi làm xí nghiệp thì đỡ khổ, chứ học hành có được đâu. Nhưng tôi cứ để chúng học vì đó là quyền của chúng nó”, chị trải lòng.
Chị nói đùa với tôi, nhà có 4 đứa mà chỉ có 1 đứa có ruộng, con thứ hai sinh sau ngày đo đạc ruộng đất có 20 ngày mà không được ít nào. Không đủ ăn, chị nai lưng “đấu” – thuê ruộng cấy, trả sản lượng thêm gần 4 sào nữa. Chị bươn chải ở mọi nghề, ai thuê gì chị làm nấy, miễn là có tiền nuôi con ăn học.
Cô con gái thứ 2, Phạm Thị Hân sẽ cố gắng hết sức mình để không phụ sự kỳ vọng của mẹ. |
Kể về đứa con gái thứ hai, mắt chị ánh lên niềm tự hào: “Con thứ hai này học giỏi lắm, học khá nhất trong mấy đứa. Thương con đi học vất vả, tôi cho 2000 đồng ăn sáng, nó không ăn, dành dụm tiền để mua sách mà tôi không biết. Nó vừa được giải 3 tỉnh môn Văn, năm nào cũng được bằng khen học sinh giỏi…”.
Trước khi đưa con lên thành phố, người mẹ này còn tranh thủ cấy thuê mỗi ngày được 200 nghìn; bán vài tạ thóc để xoay tiền cho con lên Hà Nội. “Phải gop góp, chứ ở quê vay 5 nghìn còn khó. Đứa lớn cũng đòi năm nay thi lại, nhưng tôi bảo “nhường” cho em, nếu con thi thì nhà mình làm gì có tiền”, chị khẽ nói.ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC CỦA BỘ GIÁO DỤC: TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI B 2012 -TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI A 2012 - TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH TOÁN, VĂN KHỐI D 2012 -TOÀN BỘ ĐÁP ÁN ĐH KHỐI C 2012 - ĐÁP ÁN ĐH CÁC MÔN NGOẠI NGỮ KHỐI D 2012
Kim Ngân