Tổng Chủ biên tiết lộ yêu cầu đối với cá nhân, tổ chức viết sách giáo khoa

07/10/2017 06:11
Thùy Linh
(GDVN) - Người viết sách phải có đủ thời gian nghiên cứu mô hình sách giáo khoa Việt Nam, mô hình sách giáo khoa thế giới, đi thực tế ở trường phổ thông…

Nội dung đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm hai điểm

Trong kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhất trí với đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc lùi thời gian một năm cho việc thực hiện chương trình-sách giáo khoa mới.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia băn khoăn không biết Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đề xuất chương trình - sách giáo khoa mới sẽ được thực hiện từ năm học 2019 - 2020 thay vì năm học 2018 - 2019 như Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. 

Hay Bộ cũng có đề xuất thay đổi phương thức thực hiện? Thay vì thực hiện đồng loạt cả 3 lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 10) thì sẽ chỉ thực hiện từ lớp 1 trong năm đầu tiên đổi mới như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin trước đó. 

Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới – Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết thông tin, nội dung đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm hai điểm: 

Thứ nhất, thời điểm bắt đầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới là từ năm học 2019 – 2020.

Thứ hai, là về lộ trình. 

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết thông tin, nội dung đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm hai điểm (Ảnh: Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cung cấp)
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết thông tin, nội dung đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm hai điểm (Ảnh: Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cung cấp)

Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, ngay từ năm đầu tiên triển khai sẽ áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới ở cả 3 lớp đầu cấp; năm thứ 2 triển khai tiếp ở các lớp 2, 7 và 11; năm thứ 3 triển khai tiếp ở các lớp 3, 8 và 12; năm thứ 4 triển khai đến lớp 4 và lớp 9; năm thứ 5 triển khai tiếp ở lớp 5.

Tuy nhiên, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm đầu tiên sẽ chỉ triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 1; năm tiếp theo triển khai đến lớp 2, lớp 6; năm thứ 3 đến lớp 3, lớp 7, lớp 10; sau đó đến lớp 4, lớp 8, lớp 11 và cuối cùng là lớp 5, lớp 9, lớp 2.

Tổng Chủ biên tiết lộ yêu cầu đối với cá nhân, tổ chức viết sách giáo khoa ảnh 2

Chất lượng cao là phải có thầy tốt, chứ không phải sàn gỗ, điều hòa

Với lộ trình này của Bộ, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nhận định:

Tôi cho rằng, lộ trình này hợp lý hơn, vì nội dung kiến thức ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông phức tạp hơn;

Ở trung học cơ sở còn có các môn học tích hợp, ở trung học phổ thông thì học sinh được lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp và nguyện vọng, đó đều là những điểm mới, cần có thêm thời gian để tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý kỹ càng. 

Các cấp học này cũng đòi hỏi trang thiết bị nhiều hơn.

Kinh nghiệm cho thấy không nên làm ồ ạt mà phải làm thật chắc chắn. Các địa phương cũng cần thời gian để chuẩn bị giáo viên, cơ sở vật chất,.
..”. 

Ngoài ra, cũng theo Tổng Chủ biên, nếu lùi thời gian triển khai, chương trình sẽ được chuẩn bị kỹ hơn, việc tập huấn cho giáo viên sẽ tốt hơn. 

Còn về cơ sở vật chất, Nghị quyết 88 của Quốc hội yêu cầu rõ là chương trình phải phù hợp với điều kiện Việt Nam, vì vậy chương trình không đặt ra những yêu cầu quá cao về cơ sở vật chất

Để thực hiện chương trình mới, chỉ cần các địa phương bảo đảm sĩ số tối đa trong lớp theo đúng quy định từ nhiều năm trước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đó là không quá 35 học sinh/lớp đối với bậc tiểu học và không quá 45 học sinh/lớp đối với bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông. 

Bên cạnh đó, các trường tiểu học cần học 2 buổi/ngày; những nơi nào không có điều kiện cũng phải học được tối thiểu 6 buổi/tuần, nếu không sẽ rất khó nâng cao được chất lượng giáo dục. 

Tuy nhiên, Bộ cũng sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình đối với những lớp chỉ học được 5 buổi/tuần.

Cá nhân, tổ chức viết sách giáo khoa cần đáp ứng yêu cầu nào?


Tổng Chủ biên tiết lộ: “Sắp tới, chúng tôi phải tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia, giáo viên, hoàn thiện các chương trình môn học. 

Tổng Chủ biên tiết lộ yêu cầu đối với cá nhân, tổ chức viết sách giáo khoa ảnh 3

Giáo dục là sự nghiệp trăm năm, lùi lại 1 năm cũng không gây ảnh hưởng gì lớn

Sau đó xin phép Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Bộ đưa lên cổng thông tin điện tử của Bộ và các phương tiện thông tin đại chúng 60 ngày để lấy ý kiến nhân dân, rồi hoàn thiện, thẩm định, trình Bộ trưởng ký.

Công việc này có thể kéo dài đến hết năm 2017. 

Sau đó là biên soạn sách giáo khoa"


Theo tôi, sắp tới Bộ trưởng nên ra thông báo mời các tổ chức, cá nhân viết sách và bắt tay vào việc tập huấn cho tác giả sách giáo khoa.

Người viết sách phải có đủ thời gian nghiên cứu mô hình sách giáo khoa Việt Nam, mô hình sách giáo khoa thế giới, đi thực tế ở trường phổ thông để có đủ những hiểu biết cần thiết cho công việc viết sách giáo khoa.

Viết xong, sách còn phải được thực nghiệm.

Lần này thực nghiệm có khác trước, đó là thực nghiệm cả chương trình, cả sách nhưng chỉ thực nghiệm cái mới và thực nghiệm trong cả quá trình xây dựng chương trình chứ không phải chỉ thực nghiệm trong lúc làm sách giáo khoa
”, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh. 

Thùy Linh