10 quốc gia không giáp biển vẫn có lực lượng hải quân

18/05/2012 20:05
Theo Infonet
Mặc dù không có biên giới giáp biển, nhưng một số quốc gia như Bolivia, Lào và Serbia vẫn duy trì lực lượng Hải quân tuần tra trên sông hồ để bảo vệ đất nước.
Mặc dù không có biên giới giáp biển, nhưng một số quốc gia như Bolivia, Lào và Serbia vẫn duy trì lực lượng Hải quân tuần tra trên sông hồ để bảo vệ đất nước.
1. Azerbaijan
Mặc dù Azerbaijan có biên giới giáp biển Caspi, nhưng đây không phải là đại dương thực sự mà chỉ được xem là một hồ nước lớn trong nội địa. Vì thế, quốc gia này được xem là nước không giáp biển. Tuy nhiên, Azerbaijan vẫn duy trì lược lượng Hải quân hoạt động trên Biển Caspi. Hải quân nước này có khoảng 5.000 binh sĩ phục vụ trong 16 đơn vị, trong đó gồm đội tàu nhỏ Caspi và lực lượng bảo vệ bờ biển.2. Bolivia
Là quốc gia nằm hoàn toàn trong nội địa, nhưng hải quân Bolivia có vài nghìn quân nhân. Khi lực lượng này được thành lập, Bolivia có biên giới giáp Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Bolivia sau đó mất quyền kiểm soát lãnh thổ ven biển sau Chiến tranh Thái Bình Dương (1879-1884). Hiện tại, Hải quân Bolivia có nhiệm vụ tuần tra hồ Titicaca và những con sông trong nước. Bên cạnh đó, nước này cũng có một đơn vị Hải quân được triển khai ở thành phố Rosario của Argentina. Với một số người dân Bolivia, sự phục vụ của Hải quân là một biểu tượng cho thấy nước này không từ bỏ việc chiếm lại con đường hướng ra biển.3. Cộng hòa Trung Phi
Cộng hòa Trung Phi có lực lượng Hải quân nhỏ. Đơn vị này được gọi là tiểu đoàn thứ 2 của Lục quân và có nhiệm vụ tuần tra sông Ubangi. Lực lượng tuần tra của Cộng hòa Trung Phi có xấp xỉ 100 lính và chủ yếu là nhân viên an ninh của một cựu tổng thống nước này. Ngoài ra, lực lượng Hải quân của quốc gia ở Châu Phi hoạt động chủ yếu bằng 7 tàu tuần tra nhỏ.4. Kazakhstan
Kazakhstan cũng là quốc gia có biên giới giáp biển Caspi. Ngày 7/5/2003, lực lượng Hải quân Kazakhstan được thành lập theo sắc lệnh của tổng thống nước này. Lực lượng này hoạt động chủ yếu ở biển Caspi và đóng quân tại Aktau. Hải quân Kazakhstan có quân số 3.000 người và được trang bị 14 tàu tuần tra gần bờ. Năm 2011, một căn cứ không quân của Hải quân nước này cũng được mở tại Aktau.5. Lào
Năm 1975, Hải quân Nhân dân Lào được thành lập dựa trên phần còn lại của Hải quân Hoàng gia Lào. Hải quân Nhân dân Lào có nhiệm vụ quản lý hoạt động tàu thuyền trên sông Mekong. Lực lượng này được trang bị 20 đến 30 tàu tuần tra loại nhỏ. Vì sông Mekong hình thành một phần đáng kể biên giới của Lào, Hải quân nước này cũng liên quan mật thiết đến việc kiểm soát biên giới.6. Paraguay
Mặc dù không giáp biển, Paraguay là một quốc gia có truyền thống hải quân hùng mạnh vì nước này có tuyến đường sông đi ra Đại Tây Dương. Hải quân Paraguay có 12 căn cứ và căn cứ chính ở Asuncion. Hải quân nước này gồm lực lượng Thủy quân Lục chiến, lực lượng tuần duyên với quân số khoảng 1.950 người.  Lực lượng Thủy quân Lục chiến Paraguay có 800 người, trong đó gồm một đơn vị đặc công gồm 400 lính và số còn lại tạo thành một tiểu đoàn.7. Rwanda
Hải quân Rwanda có một lực lượng tuần tra nhỏ ở hồ Kivu, khu vực nằm gữa Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo. Việc thành lập của lực lượng này liên quan đến cuộc Nội chiến Congo lần 2, bắt đầu từ tháng 8/1998 ở Cộng hòa Dân chủ Congo (tên gọi cũ là Zaire) và chính thức kết thúc vào tháng 7/2003, khi chính phủ chuyển tiếp của Cộng hòa Dân chủ Congo nắm chính quyền.8. Serbia
Sau khi Montenegro (có lãnh thổ giáp biển Adriatic) tách khỏi Serbia, nước này trở thành một quốc gia không có biên giới giáp biển. Việc chia tách khiến Montenegro thừa hưởng gần như toàn bộ lực lượng hải quân của quốc gia cũ. Tuy nhiên, Serbia cũng không loại bỏ hết lực lượng Hải quân. Nước này vẫn giữ lại một đội tàu nhỏ để tuần tra sông và các tàu tấn công hoạt động trên sông Danube. Hiện tại, đội tàu trên sông của Serbia có chức năng như lực lượng Hải quân thực sự, với tất cả cấp bậc và vị trí của một lực lượng Hải quân lớn và phức tạp.9. Turkmenistan
Turkmenistan có lực lượng Hải quân nhỏ hoạt động trên biển Caspi và do lực lượng Biên phòng chỉ đạo. Hải quân nước này có khoảng 700 nhân viên và 16 tàu tuần tra. Năm 2007, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở ở London báo cáo rằng, Turkmenistan có một căn cứ nhỏ và 5 tàu tuần tra lớp Kalkan.10. Uganda
Lực lượng Hải quân của Uganda hoạt động chính ở hồ Victoria, với 400 nhân viên và 8 tàu tuần tra ven sông. Tất cả tàu của Hải quân nước này đều nặng dưới 100 tấn. Nhiệm vụ chính của lực lượng này là tuần tra hồ Victoria và sông Nile.
Theo Infonet