Hợp tác tàu ngầm
Vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Johnston cho biết, tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản gần với yêu cầu của chương trình tàu ngầm mới SEA 1000 trong tương lai của Hải quân Australia, đồng thời ngầm cho biết ý tưởng tàu ngầm diesel-điện của nước này trong tương lai.
Kế hoạch chương trình tàu ngầm mới SEA 1000 thay thế cho 6 tàu ngầm lớp Collins lượng giãn nước 3.400 tấn của Hải quân Australia, tàu ngầm này sau khi đi vào hoạt động vào cuối năm 1990 đã tồn tại một loạt vấn đề công nghệ và độ tin cậy.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Nhật Bản |
Ngày 9 tháng 4, tại một hội nghị tàu ngầm, ông Johnston cho biết, tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản có lượng giãn nước đạt 4.200 tấn, đây là điều đáng kinh ngạc trong các tàu ngầm diesel-điện.
Chính phủ Australia cho biết, kích thước và lượng giãn nước đã quyết định một loại tàu ngầm đạt được bán kính tấn công tương ứng và nhiên liệu cần thiết để hoạt động liên tục, lượng hàng hóa mang theo và quy mô thủy thủ đoàn, là nhân tố quan trọng của tàu ngầm trong tương lai.
Mặc dù tàu ngầm lớp Collins cải tiến cũng khả thi, nhưng Australia có yêu cầu tương đối cao về công nghệ và giá thành, hy vọng mua tàu ngầm tương tự như lớp Soryu của Nhật Bản, đồng thời cho rằng, chỉ cần cải tiến tối thiểu là có thể đáp ứng yêu cầu của Hải quân Hoàng gia Australia.
Ông Johnston tiết lộ, Chính phủ Australia đang thảo luận với Nhật Bản về các vấn đề chi tiết như thiết kế và công nghệ tàu ngầm lớp Soryu, đồng thời thảo luận khả năng Nhật Bản hoàn thành chế tạo và bảo trì tàu ngầm ở Australia.
Tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản |
Chính phủ Australia rõ ràng bày tỏ hứng thú với động cơ AIP Kawasaki Kockums V4-275R và động cơ điện-diesel Kawasaki 12V 25/25 SB của tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản.
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi "Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", thay bằng "Ba nguyên tắc chuyển giao trang bị quốc phòng", đồng thời trên diễn đàn cấp cao cho biết sẽ xây dựng quan hệ hợp tác kỹ thuật và trang bị quốc phòng với Australia. Điều này sẽ thúc đẩy có hiệu quả Hải quân Australia mua sắm tàu ngầm lớp Soryu.
Hải quân Hoàng gia Australia có kế hoạch, tàu ngầm tương lai giữ lại hệ thống tác chiến tương đồng với tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ, đồng thời trang bị thủy lôi Mk 48 và tên lửa UGM-84 Harpoon.
Theo suy đoán của báo chí Australia, công ty Saab Thụy Điển sẽ có thể tham gia thiết kế tàu ngầm tương lai của Australia.
Australia sẽ công bố Sách trắng quốc phòng vào năm 2015, xác định số lượng chế tạo tàu ngàm trong tương lai. Được biết, Chính phủ Australia ban đầu có kế hoạch chế tạo 12 tàu ngầm mới, nhưng hiện nay dự đoán chỉ có thể chế tạo 6 - 8 chiếc.
Tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản |
Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho biết, điểm quan tâm quan trọng hàng đầu hiện nay hoàn toàn không phải là số lượng tàu ngầm, mà là khả năng tác chiến của nó có đáp ứng yêu cầu hay không.
Các nguồn tin khác cho biết: Có 4 phương án thay thế tàu ngầm lớp Collins của Australia: Trực tiếp mua tàu ngầm sẵn có (MOTS); mua thiết kế tàu ngầm MOTS, đồng thời tiến hành sửa đổi theo đặc điểm của quân đội Australia; tiến hành cải tiến nâng cấp trên cơ sở tàu ngầm lớp Collins đã có; thiết kế một loại tàu ngầm hoàn toàn mới.
Theo một báo cáo nghiên cứu của Anh, từ năm 2017, theo tiêu chuẩn quốc tế, Australia sẽ có 3 tàu ngầm luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nhật Bản-Australia hợp tác kiềm chế Trung Quốc?
Liên quan đến hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Nhật Bản và Australia báo chí Nhật Bản và Trung Quốc đã rất quan tâm, phỏng đoán.
Theo tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản, lãnh đạo hai nước Nhật Bản-Australia đã đạt được nhất trí về việc hai bên cùng phát triển trang bị quốc phòng, hai bên đạt được hiệp định, thúc đẩy hợp tác phát triển, sản xuất giữa doanh nghiệp Nhật Bản với phía Australia.
Nhật Bản-Australia tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh |
Tăng cường hợp tác về bảo đảm an ninh giữa hai nước Nhật Bản-Australia, những nước có lợi ích chiến lược thống nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể là tín hiệu bắt tay kiềm chế Trung Quốc của hai nước.
Bài báo cho rằng, sự coi trọng của ông Shinzo Abe đối với Australia có thể thấy được trong ý tưởng "kim cương bảo vệ an ninh" được đưa ra sau khi chính quyền Shinzo Abe được "tái thiết".
Nội dung chính của tư tưởng này là, lấy Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hawaii - cứ điểm quân Mỹ ở Thái Bình Dương kết thành một "hệ thống kim cương bảo vệ an ninh" hình thoi, nhằm tăng cường bảo đảm an ninh trên biển ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Trong hội nghị của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản có mời Thủ tướng Australia tham dự vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết: "Hy vọng tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh giữa hai nước, đóng góp cho sự phát triển hòa bình giữa các khu vực".
Hội nghị này đã tránh đề cập đến nước khác, nhưng mối quan tâm đến các động thái lớn và liên tiếp của Quân đội Trung Quốc được thể hiện rất rõ.
Thủ tướng hai nước Australia-Nhật Bản |
Theo tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản, ngày 7 tháng 4, trong cuộc hội đàm giữa ông Shinzo Abe và Thủ tướng Australia Abbott, việc xây dựng cơ chế Nhật-Mỹ-Australia để áp chế các hành động hăm dọa của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương đã được đưa ra.
Theo Bloomberg Mỹ, sau khi lên cầm quyền, ông Abbott từng tuyên bố, Nhật Bản là người bạn thân thiết nhất của Australia ở châu Á, Ngoại trưởng Australia Bishop thậm chí phê phán mạnh mẽ hành vi tự lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông của Trung Quốc.
Bài báo còn cho rằng, việc Thủ tướng Australia Abbott tham dự hội nghị của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản là một điều hiếm thấy. Hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác về quốc phòng và an ninh, chia sẻ lợi ích chiến lược ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đặc biệt nhấn mạnh: "Nhật Bản và Australia có giá trị phổ biến chung, coi trọng quan hệ với Australia. Môi trường chiến lược của châu Á và khu vực Thái Bình Dương đang ở trong quá trình có sự biến đổi to lớn, hy vọng nâng quan hệ Nhật Bản-Australia lên thành quan hệ đặc biệt mới".
Trung Quốc ưu tiên bố trí vũ khí trang bị trên Biển Đông và tăng cường tập trận đánh chiếm đảo, đá ngầm. |
Hai bên còn đạt được nhất trí cho rằng: "Ứng phó với tranh chấp quốc tế không nên dựa vào vũ lực, mà cần thông qua hòa bình và luật pháp quốc tế để giải quyết". Theo báo chí Nhật Bản, tuyên bố này là nhằm vào các hoạt động của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông.