Báo Nhật: Nga có thể bị phá sản do mạnh tay chi tiêu quân sự

23/05/2015 05:48
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Đến năm 2020, Nga có kế hoạch sản xuất 2.300 xe tăng Armata T-14; mỗi chiếc xe tăng này trị giá khoảng 8 triệu USD. Vận may của Putin có thể phải chấm dứt.
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata tham gia duyệt binh ở Quảng trường Đỏ ngày 9 tháng 5 năm 2015
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata tham gia duyệt binh ở Quảng trường Đỏ ngày 9 tháng 5 năm 2015

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 22 tháng 5 dẫn trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 21 tháng 5 đăng bài viết "Xe tăng lợi hại nhất thế giới đang làm Nga phá sản?" của tác giả Franz Stephen Gady.

Theo bài viết, năm 2015, chi tiêu quân sự của Nga dự tính sẽ vượt bất cứ năm nào sau khi Liên Xô giải thể.

Căn cứ vào phân tích của tạp chí "Forbes", năm 2015 chi tiêu quốc phòng của Nga dự tính sẽ chiếm 5,34% GDP. Cơ sở cho tính toán này là giả thiết kinh tế Nga sẽ co lại 3%, trong khi đó kim ngạch thực tế của ngân sách quân sự sẽ tăng 15%.

Báo Nhật: Nga có thể bị phá sản do mạnh tay chi tiêu quân sự ảnh 2

Nga muốn mở thị trường cho siêu vũ khí, xe tăng chiến đấu T-14

(GDVN) - Armata là sản phẩm trực tiếp thúc đẩy chuyên nghiệp hóa lực lượng vũ trang của Liên bang Nga, ứng phó chiến tranh hỗn hợp, phát tín hiệu xuất khẩu vũ khí tốt.

Nhưng, tờ "Nhật báo Phố Wall" Mỹ căn cứ vào tính toán từ số liệu của Chính phủ Nga, nhấn mạnh, GDP của nước này có thể sẽ giảm 4,6%, điều này chủ yếu là do giá dầu trượt dốc và sự trừng phạt của phương Tây.

Vì vậy, Thủ tướng Nga Medvedev gần đây tuyên bố, ngân sách chi tiêu quân sự 3.300 tỷ rúp năm nay cần tiến hành điều chỉnh, cần cắt giảm 157 tỷ rúp, mức giảm là 5%.

Điều gay go hơn là, căn cứ vào số liệu ngân sách quý 1 năm 2015 mới công bố, chi tiêu quân sự đã vượt 9% GDP quý - hầu như gấp đôi so với số lượng mà tạp chí "Forbes" tính toán.

Kết luận rất đơn giản: Nhìn về lâu dài, Nga không thể gánh vác chi tiêu quân sự quy mô như vậy. Trung tâm phân tích dự đoán kinh tế vĩ mô - cơ quan nghiên cứu quốc phòng có trụ sở tại Moscow nhấn mạnh: "Kinh tế nước Nga hiện đại hoàn toàn không tạo ra đủ nguồn lực, cung cấp vốn cho kế hoạch quân bị quốc gia giai đoạn 2011 - 2020. Điều này đã giảm mạnh năng lực đổi mới có hiệu quả trang bị của Các lực lượng vũ trang Nga".

Đối với Nga, biện pháp duy nhất cung cấp tài chính cho chi tiêu quân sự ngày càng tăng của họ là sử dụng quỹ dự trữ của nước này - đây là nguồn vốn có được từ giá dầu cao mấy năm qua của Điện Kremlin, mục đích là tránh để nền kinh tế bị tấn công.

Nhà kinh tế học Sergei Guriev cho rằng, dưới sự trợ giúp của Quỹ dự trữ (chiếm khoảng 6% GDP nước này), Nga có thể giữ thâm hụt 3,7% trong thời gian hơn 1 năm.

Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga

Tuy nhiên, học giả Nga này thừa nhận, xét tới chi tiêu quá mức về quốc phòng của Nga, sự tính toán này có thể quá lạc quan: "Nga đã tiêu tốn trên một nửa tổng ngân sách quân sự năm 2015. Với tốc độ này, quỹ trự dữ nước này sẽ tiêu hết trước cuối năm".

Trong một bài viết gần đây, Sergei Guriev viết, khi xe tăng chiến đấu mới nhất Armata T-14 bất ngờ gặp sự cố trong tập luyện duyệt binh Quảng trường Đỏ ngày Chiến thắng Chiến tranh thế giới lần thứ hai, công chúng Nga nói: "Armata thực sự có sức phá hoại chưa từng có, một tiểu đoàn xe tăng có thể phá hủy toàn bộ ngân sách nước Nga".

Đến năm 2020, Nga có kế hoạch sản xuất 2.300 xe tăng Armata T-14. Mỗi chiếc xe tăng trị giá khoảng 8 triệu USD. Quân đội Nga dự định dùng loại xe bánh xích kiểu mới này thay thế 70% lực lượng xe tăng, thay thế xe tăng chiến đấu T-90 cũ.

Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga

Nhìn tổng thể, kế hoạch chi tiêu quân sự của Nga yêu cầu năm nay thực hiện hiện đại hóa vũ khí cho 30% lực lượng vũ trang.

Ngay từ năm 2010, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khởi xướng kế hoạch hiện đại hóa quân sự 20.000 tỷ rúp nhằm đến năm 2020 thay thế 70% “phần cứ” quân sự thời kỳ Liên Xô, bao gồm 50 tàu chiến hải quân mới, vài trăm máy bay chiến đấu mới và vài nghìn xe mới của lực lượng mặt đất.

Nhưng, tháng 4 năm nay, ông Putin thừa nhận công nghiệp (quốc phòng) vẫn chưa hoàn toàn chuẩn bị tốt chế tạo vũ khí cụ thể đúng hạn. Song, ông lập tức nói thêm: "Nhưng, không còn nghi ngờ gì nữa, kế hoạch này sẽ có thể hoàn thành".

Chuyên gia quân sự Nga Dmitry cho rằng, Moscow có thể phải làm chậm lại quá trình này, cho đến khi giá dầu khôi phục, bởi vì "cùng với giá thành vượt khả năng, nguồn vốn đã phân bổ có thể không đủ để chế tạo vũ khí mà họ muốn".

Trạm điều khiển vũ khí từ xa ở tháp pháo xe tăng chiến đấu T-14
Trạm điều khiển vũ khí từ xa ở tháp pháo xe tăng chiến đấu T-14

Nhưng, ông nhấn mạnh: "Mặc dù có thể phải bỏ ra thời gian dài hơn, nhưng những kế hoạch mua sắm quân sự này sẽ vẫn duy trì như hiện nay".

Tuy nhiên, nếu chi tiêu quân sự của Nga tiếp tục phát triển với tốc độ hiện nay, phán đoán của Sergei là nghiêm trọng: "Nếu như Nga không gánh nổi ngân sách quốc phòng chiếm 4% GDP khi tình hình tốt, họ sẽ không thể ứng phó được với chi tiêu quân sự cao như hiện nay, bởi vì hiện nay đối mặt với giá dầu chạm đáy, sự trừng phạt của phương Tây và suy thoái kinh tế... Giống như xe tăng T-14 gặp sự cố trên Quảng trường Đỏ, vận may của Putin có thể cũng phải chấm dứt".

Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga
Xe tăng chiến đấu T-14 Armata Nga
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)