Báo Nhật: Việt Nam công bố tư liệu về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

26/05/2014 07:11
Đông Bình
(GDVN) - Việt Nam đã công bố bằng chứng lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền ở Biển Đông chống lại tham vọng bá quyền, cưỡng đoạt của Trung Quốc.
Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế công bố bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền trên Biển Đông
Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế công bố bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền trên Biển Đông

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 25 tháng 5 dẫn báo chí Nhật Bản cho rằng, ngày 23 tháng 5, chính phủ Việt Nam đã công bố tài liệu chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam với các bằng chứng cả về lịch sử và pháp lý.

Theo bài báo, đây là lần đầu tiên Việt Nam công bố tư liệu, căn cứ có tính chất pháp lý có liên quan chứng minh chủ quyền sau khi Trung Quốc hạ đặt (trái phép) giàn khoan HD-981 ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Bài báo cho rằng, Việt Nam hành động như vậy có mục đích là tiếp tục khẳng định tính chất bất hợp pháp của hoạt động khoan thăm dò của phía Trung Quốc, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Theo tờ "Nihon Keizai Shimbun" Nhật Bản ngày 24 tháng 5, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 23 tháng 5 đã gặp gỡ phóng viên, phát tài liệu cùng các văn kiện ngoại giao trước đây chứng minh các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh, bất kể về pháp lý hay về lịch sử thì đều chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam.

Theo bài báo, Chính phủ Việt Nam đạt tới bước công khai tuyên bố các tư liệu pháp lý liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa có mục đích rõ ràng là để chứng minh tính hợp lý cho chủ trương của mnình, giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang nghiên cứu vấn đề khởi tố Trung Quốc ở cơ quan tư pháp quốc tế.

Bài báo cho rằng, khi trả lời phỏng vấn báo chí, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói rõ rằng: "Chúng tôi sẽ không dùng chủ quyền thiêng liêng và biển đảo để đổi lấy hòa bình và hữu nghị viển vông (với Trung Quốc)", đã cho thấy Việt Nam quyết tâm không nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.

Lá cờ Việt Nam trên đảo An Bang, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Lá cờ Việt Nam trên đảo An Bang, quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo bài báo, mặt khác, Chính phủ Việt Nam cũng không khỏi lo ngại, bởi vì, "xung đột giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam" đã nhiều ngày, đến ngày 23 tháng 5  vẫn ở trạng thái vô cùng căng thẳng.

Thực chất là tàu chấp pháp Việt Nam thực thi nhiệm vụ tại vùng biển của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 và phương tiện hộ tống có liên quan, trong đó có tàu quân sự.

Trên thực tế, Trung Quốc cho giàn khoan HD-981 hạ đặt trái phép như vậy, lại điều tàu quân sự, máy bay quân sự cùng rất nhiều loại tàu khác đến triển khai ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam, thì rõ ràng là một hành động xâm lược bằng vũ lực đối với vùng biển của Việt Nam.

Bài báo cho rằng, tuy các nước như Mỹ và Nhật Bản đều tuyên bố ủng hộ Việt Nam, nhưng Trung Quốc không vì vậy mà có ý định rút lui, vẫn đang liên tục "tích lũy sự thực đã rồi - khai thác dầu mỏ".

Bài báo còn cho rằng, do Trung Quốc thông báo họ sẽ duy trì hoạt động của giàn khoan HD-981 trong vài tháng, do đó Trung Quốc và Việt Nam rất có thể sẽ tiếp tục trang thái "giằng co" hiện nay.

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức ở Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: Không đổi chủ quyền lấy hòa bình và hữu nghị viển vông, lệ thuộc.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức ở Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: Không đổi chủ quyền lấy hòa bình và hữu nghị viển vông, lệ thuộc.

Với tính chất là một biện pháp đối phó, tuy Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu vấn đề khởi tố Trung Quốc tại cơ quan tư pháp quốc tế, nhưng quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 23 tháng 5 hoàn toàn không nói rõ sẽ áp dụng biện pháp khởi tố, chỉ nói "Việt Nam tìm kiếm các biện pháp hòa bình trong đó có biện pháp pháp lý dể giải quyết vấn đề".

Bài báo cuối cùng cho rằng, trước đó, Philippines đã xác định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp pháp, họ đã căn cứ vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển để tiến hành trọng tài.

Nhưng ở đây có liên quan đến rất nhiều vấn đề trong đó có chi phí cho vụ kiện, do đó, bài báo cho rằng, Chính phủ Việt Nam có tiến hành vụ kiện hay không thì hiện còn chưa rõ.

Đông Bình