Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon, Hải quân Mỹ (ảnh minh họa) |
Tờ "Tin tức bình luận Trung Quốc" Hồng Kông ngày 9 tháng 9 đưa tin, gần đây máy bay quân sự Mỹ bị máy bay chiến đấu Trung Quốc chặn lại ở Biển Đông, trong khi Quân đội và truyền thông Mỹ miêu tả sự kiện này là máy bay Trung Quốc "áp sát bất thường" máy bay Mỹ, phi công Trung Quốc khiêu khích và gây nguy hiểm cho phi công Mỹ.
Theo bài báo, sự kiện này xem ra chỉ là một va chạm nhỏ giữa hai bên, nhưng thực chất lại là Trung Quốc "nói không" với việc máy bay quân sự Mỹ tiến hành đến gần trinh sát ở phạm vi “vùng đặc quyền kinh tế” của Trung Quốc, đã "vạch ra giới hạn đỏ, định ra quy củ" cho hành vi tương tự, vì vậy gây chú ý rộng rãi.
Theo bài báo, ngày 22 tháng 8, Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ trích máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc tiến hành "đánh chặn nguy hiểm" máy bay tuần tra săn ngầm P-8A của Quân đội Mỹ xâm nhập “vùng đặc quyền kinh tế” của Trung Quốc trên Biển Đông; một số phương tiện truyền thông chủ yếu của Mỹ cho rằng, máy bay chiến đấu Trung Quốc đánh chặn máy bay trinh sát săn ngầm P-8A của Quân đội Mỹ với động tác "áp sát bất thường", "rất nguy hiểm".
Chẳng hạn, tờ "Nhật báo Phố Wall" cho rằng "máy bay chiến đấu Trung Quốc có động tác lộn trên không rất mạo hiểm, thân máy bay có tư thế xiên 90 độ bay qua đầu máy bay tuần tra của Mỹ, qua đó trình diễn vũ khí mang theo dưới thân máy bay. Sau đó, chiếc máy bay chiến đấu Trung Quốc bay kèm ở cánh bên máy bay Hải quân Mỹ, cánh hai chiếc máy bay lúc gần nhất chỉ có 20 thước Anh".
Bài báo cho rằng, Quân đội Trung Quốc đã nhanh chóng công bố thông tin, bác bỏ phía Mỹ là "kẻ xấu tố cáo trước". Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho rằng, thực chất của sự kiện này là máy bay quân Mỹ tới tấp đến gần trinh sát đối với Trung Quốc, cho nên điều này phải gọi là sự kiện "máy bay quân sự Mỹ đến gần trinh sát", "nơi sự việc này xảy ra là cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 220 km, không phải là cách Hawaii Mỹ 220 km, càng không phải cách Florida 220 km, vì vậy sự việc đúng sai đã rõ ràng".
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon, Hải quân Mỹ (ảnh minh họa) |
Dương Vũ Quân đồng thời cho rằng: "So với những nước để phi công quân đội mình bay tới bay lui ở cửa nhà người khác, chúng tôi quý trọng hơn an toàn nhân viên và an toàn trang bị".
Ngoài ra, Dương Vũ Quân còn nhấn mạnh: "Mỹ đến gần trinh sát Trung Quốc có quy mô lớn, tần suất cao mới là căn nguyên đe dọa an toàn quân sự trên biển, trên không Trung-Mỹ, gây ra sự việc bất ngờ". Máy bay trinh sát Mỹ coi thường sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, nhiều lần “gây va chạm”.
Một sự kiện va chạm máy bay nghiêm trọng nhất là vào tháng 4 năm 2001, máy bay trinh sát EP-3 Hải quân Mỹ trinh sát ở vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc - cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 70 hải lý (110 km) về phía đông nam, làm cho máy bay Trung Quốc rơi xuống biển, phi công Vương Vĩ bị thiệt mạng.
Sự kiện này từng làm cho quan hệ hai nước rơi vào vực thẳm thời gian dài. Báo Hồng Kông, Trung Quốc cho rằng, Mỹ hoàn toàn không rút ra bài học, "cửa nhà" Trung Quốc hầu như đã trở thành nơi có thể xảy ra "lau súng cướp cò" nhất giữa hai nước.
Mặc dù Lầu Năm Góc Mỹ tuyên bố, máy bay Quân đội Mỹ đến gần trinh sát ở Biển Đông là nhiệm vụ bình thường, nhưng máy bay tuần tra săn ngầm P-8A gần đây dồn dập xuất hiện ở Biển Đông rốt cuộc là đang làm gì - điều này đã được các bài báo bình luận khác nhau. “Bloomberg News” Mỹ nói thẳng rằng: "Nhiệm vụ chủ yếu của P-8A chính là theo dõi tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc".
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon, Hải quân Mỹ (ảnh minh họa) |
Bài báo cho rằng, cùng với lực lượng quân sự Trung Quốc phát triển nhanh chóng, Mỹ đến gần trinh sát trên biển, trên không đối với Trung Quốc những năm gần đây ngày càng mạnh dạn, số liệu cho thấy, máy bay quân sự Mỹ đến gần trinh sát duyên hải Trung Quốc 1 năm có thể lên tới khoảng 500 lượt chiếc, mỗi lần có thời gian lưu lại trên không tương đối dài, có khi thậm chí vượt 10 tiếng đồng hồ, điều này rõ ràng đã tạo ra phiền phức và mối đe dọa cho an ninh chiến lược và quân sự của Trung Quốc.
Hơn nữa, tuy Nhà Trắng và Lầu Năm Góc Mỹ nhiều tuyên bố, Mỹ vẫn chưa coi Trung Quốc là kẻ thù, cũng sẽ không áp dụng chính sách ngăn chặn Trung Quốc; nhưng, Mỹ tới tấp đến gần trinh sát biển gần Trung Quốc lại thể hiện rõ ý đồ chiến lược của chính quyền Obama.
Bài báo cho rằng, thông qua sự kiện này cũng làm cho một số phương tiện truyền thông Mỹ đã nhìn thấy quyết tâm của Trung Quốc. Tờ "Business Insider" Mỹ cho rằng, máy bay chiến đấu Trung Quốc và máy bay trinh sát Mỹ suýt nữa va chạm cho thấy, Trung Quốc không hề sợ hãi hành động ở Biển Đông, cho dù phải mạo hiểm xảy ra xung đột với đội quân mạnh nhất thế giới.
Máy bay chiến đấu Trung Quốc nếu không có kỹ thuật bay tốt thì không thể đánh chặn thành công máy bay Mỹ, điều này làm cho Quân đội Mỹ ngạc nhiên và lo ngại.
Giáo sư Trương Triệu Trung, Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc lần này đã có khởi đầu tốt, trước đây, máy bay chiến đấu Trung Quốc thường cách tương đối xa máy bay trinh sát Mỹ, điều này không thể làm cho họ cảm thấy áp lực đầy đủ, trong tương lai, máy bay chiến đấu Trung Quốc cần áp sát hơn để ứng phó với máy bay quân sự Mỹ đến gần trinh sát.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon, Hải quân Mỹ (ảnh minh họa) |
Theo bài báo, điều đáng chú ý hơn là, sự kiện va chạm máy bay Trung-Mỹ năm 2001 xảy ra ở vùng trời cách đảo Hải nam khoảng 100 km, vùng trời va chạm lần này cách đảo Hải Nam 220 km, cho thấy, phạm vi Trung Quốc xua đuổi máy bay trinh sát Mỹ đang đẩy ra xa.
Tháng 11 năm 2013, Trung Quốc (đơn phương) lập ra Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông cho thấy Trung Quốc đã “có đủ khả năng trinh sát và có thể nhận dạng” loại máy bay liên quan ở vùng biển tương đối xa, từ đó ở vùng trời cách Trung Quốc còn xa, máy bay chiến đấu Trung Quốc có thể cất cánh chặn lại.
Với ý nghĩa này, sự kiện đánh chặn lần này giống như Trung Quốc "đã vạch ra giới hạn đỏ" cho Quân đội Mỹ ở khu phòng không, có nghĩa là Quân đội Mỹ “không thể tiếp tục ngang nhiên đến vùng trời này tiến hành trinh sát”.
Sau sự kiện đánh chặn lần này, Trung-Mỹ đã tổ chức hội nghị tham vấn Bộ quy tắc ứng xử quân sự trên biển, trên không. Tuy kết quả hội nghị kín lần này chưa rõ đầu đuôi, nhưng điều có thể khẳng định là, sự kiện đánh chặn đã chứng minh tính cần thiết và tính cấp bách của hội nghị.
Mặc dù hai nước đang ở thời kỳ đầu xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới khó mà đạt được đồng thuận trong ngắn hạn, nhưng có phân tích cho rằng, Quân đội Mỹ cấp bách thăm dò thực lực của Hải quân Trung Quốc, trong khi đó Quân đội Trung Quốc không thể để mặc Quân đội Mỹ tùy ý do thám ở cửa nhà mình, vì vậy phải nhanh chóng lập ra "quy củ" mới, để hoạt động của Quân đội Mỹ thu hẹp, như vậy mới có thể “bảo đảm an ninh và ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Máy bay chiến đấu J-11 Trung Quốc (ảnh minh họa) |