Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (ảnh nguồn Tin tức Tham khảo, TQ) |
Tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 29 tháng 8 đăng bài viết nhan đề "Mỹ sẽ quay lại châu Âu về mặt quân sự" cho rằng, Hội nghị cấp cao NATO sẽ tổ chức ở Anh trong hai ngày - ngày 4 và 5 tháng 9, khi đó sẽ thông qua "Tuyên bố Đại Tây Dương" về sách lược ứng phó với cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tuyên bố sẽ chỉ ra, các sự kiện như Nga đơn phương sáp nhập Crimea, lực lượng vũ trang thân Nga được Nga viện trợ ở khu vực miền đông Ukraine liên tục phát động tấn công đối với quân chính phủ "đã làm thay đổi kịch tính tình hình an ninh của châu Âu". Để ứng phó với một loạt tình hình mới, Mỹ và các nước châu Âu sẽ tiếp tục khẳng định đồng thuận để tiến hành "đổi mới NATO".
Khi trả lời phỏng vấn tờ "Mainichi Shimbun", nguồn tin ngoại giao NATO đã xác nhận nội dung nói trên. Cụ thể, trong Tuyên bố sẽ đưa vào "Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp" với cốt lõi là xây dựng "lực lượng phản ứng nhanh". Để tăng cường khả năng phòng thủ của mình, châu Âu sẽ buộc phải dựa vào Mỹ - quốc gia có thực lực quân sự mang tính áp đảo. Xem ra, đổi mới của NATO sẽ là đổi mới dưới sự chủ đạo của Mỹ, chứ không phải châu Âu.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, để đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô, NATO lôi kéo Mỹ tham gia phòng thủ châu Âu, nhưng sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, sự can thiệp quân sự của Mỹ chủ yếu tập trung ở các khu vực ngoài châu Âu như Afghanistan.
Lần này, nội dung Tuyên bố sẽ để Mỹ tiếp tục tích cực tham gia hoạt động phòng thủ của thế giới phương Tây nghĩa là đã tuyên bố Mỹ sẽ quay trở lại châu Âu về cấp độ quân sự.
Tổng thống Nga và Tổng thống Ukraine bắt tay trước thềm hội nghị quốc tế tổ chức ở Belarus ngày 26 tháng 8 năm 2014 |
Trong Tuyên bố nhắc đến các nước thành viên NATO của đại lục Bắc Mỹ và châu Âu liên kết với nhau dựa trên các giá trị chung như dân chủ và pháp trị, đã tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của NATO với tính chất là một sợi dây ràng buộc về quân sự của Âu-Mỹ.
Đồng thời, để nâng cao khả năng ứng phó với tình hình mới, Tuyên bố cũng đã nhấn mạnh tính cần thiết của việc đầu tư quân sự, đặc biệt là tăng cường khả năng bảo đảm an ninh của 3 nước biển Baltic và các nước Đông Âu tiếp giáp Nga đã trở nên cấp bách.
Ngoài ra, Tuyên bố còn chỉ rõ, để cải thiện hiện trạng Mỹ gánh vác 70% ngân sách quân sự NATO, các nước châu Âu cũng nên gánh vác nghĩa vụ "bình đẳng".
Tuy nhiên, phía châu Âu tỏ vẻ khó xử đối với việc tăng gánh vác chi tiêu quân sự, trên thực tế rất có thể là Mỹ phải gánh lấy trách nhiệm lớn hơn. Tuy Chính phủ Mỹ luôn tập trung vào thúc đẩy chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương”, nhưng tiền đề “ổn định của châu Âu” đã không còn tồn tại, trong tương lai, chiến lược “tái cân bằng” cũng có thể bị ảnh hưởng.
Mặt khác, quan chức cấp cao NATO ngày 27 tháng 8 đổ lỗi cho rằng, Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa đất đối không SA-22 có tính năng cao cho khu vực miền đông Ukraine. Âu-Mỹ đều cho rằng, vào tháng 7, tên lửa SA-11 do Nga sản xuất đã bắn rơi máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia, nhưng tính năng của SA-22 tốt hơn.
Quan chức cấp cao này cũng đã bày tỏ lo ngại, “nhìn vào động thái vài tuần gần đây, Nga luôn ngang nhiên cung cấp viện trợ (cho lực lượng vũ trang miền đông Ukraine)”.
Tổng thống ba nước Nga, Belarus, Ukraine |
Trang mạng “Nguyệt san Đại Tây Dương” Mỹ ngày 28 tháng 8 cũng có bài viết cho rằng, vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi các phần tử ly khai dưới sự ủng hộ của Nga đoạt lấy Abkhazia và South Ossetia của Gruzia, cộng đồng quốc tế đã không quan tâm.
Tương tự, khi lực lượng ly khai khu vực tả ngạn sông Dnestr, Moldova được sự đồng ý ngầm của Nga, tấn công khu vực này, phản ứng của cộng đồng quốc tế về cơ bản là “ngáp” tập thể.
Kịch bản tương tự: Tận dụng xung đột dân tộc cục bộ, Điện Kremli nhiều lần tận dụng người đại diện địa phương, sau đó dùng lực lượng của mình đoạt lấy quyền kiểm soát thực sự khu vực nào đó phản bội của quốc gia Liên Xô cũ. Từ đầu đến cuối, Moscow phủ nhận họ là người xúi giục chính của xung đột một cách hợp tình hợp lý.
Kết quả là một loạt “xung đột cứng” mà Moscow có thể dùng để gây ảnh hưởng và sức ép đối với các nước láng giềng.
Quân đội Nga đến nay rõ ràng đã tiến vào Ukraine mở ra chiến tuyến mới, giúp các phần tử ly khai đoạt lấy Novoazovsk, một nơi có ý nghĩa chiến lược, ngăn chặn Quân đội Ukraine tiến hành không kích Donetsk và Lugansk.
Ngày càng nhiều nhà phân tích cho rằng, mục tiêu cuối cùng của Putin là đoạt lấy lãnh thổ nhiều nhất, sau đó đóng băng xung đột của Donbas.
Tổng thống Nga Putin và lãnh đạo Crimea ký kết thỏa thuận ngày 18 tháng 3 năm 2014 |
Nhà phân tích thị trường mới nổi Timothy Ashe của London Standard Bank cho rằng: “Xem ra, ông Putin giành thắng lợi, ông ấy đã có được Crimea, Donbas hình thành một cuộc xung đột cứng, ông ấy sẽ cho rằng điều này đánh đổ nền kinh tế Ukraine”.
Arkady Maurice, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Phần Lan cho rằng, kết cục này của miền đông Ukraine sẽ “trở thành căn nguyên của tình hình bất ổn ở khu vực lân cận Ukraine”, đồng thời mở ra cánh cửa lớn để “Ukraine biến thành Bosnia-Herzegovina như trước đây”.